Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam) bày tỏ lo ngại về việc Brazil áp dụng các quy định vượt khỏi khuôn khổ quy tắc quốc tế liên quan đến tôm và cá tra nhập khẩu từ Việt Nam. SPS ViệtNam đã đề nghị phái bộ thường trực của nước này tại LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva liên lạc với phái bộ thường trực của Brazil tại WTO để chuyển tải quan điểm của Việt Nam.
Phó giám đốc SPS Việt Nam Ngô Xuân Nam cho biết văn phòng đề xuất các cuộc họp song phương trực tuyến cần được tổ chức để thảo luận vấn đề này và các quy trình cần được tiến hành để đưa đề xuất của Việt Nam vào lịch trình phiên thảo luận của Ủy ban Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật.
Liên quan đến các quy định của Brazil về nhập khẩu tôm và cá không tuân theo các thực hành quốc tế, phó giám đốc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản Quốc gia thuộc Bộ NNPTNT Ngô Hồng Phong cho biết Brazil đang chỉ cho phép sử dụng các phụ gia thực phẩm phosphate trên lớp mạ băng của các sản phẩm thủy sản. Quy định này không tuân theo các tiêu chuẩn do Ủy ban Mã thực phẩm (Codex Alimentarius Commission) của UN và các thực hành quốc tế, ông nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm các thị trường khác như EU, Mỹ, và Canada cho phép sử dụng phosphates trong các sản phẩm thực phẩm ở một mức nhất định và không giới hạn sử dụng trên lớp mạ băng. Để thuận lợi hóa thương mại song phương, phía Việt Nam yêu cầu Brazil cân nhắc lại và điều chỉnh các quy định về phosphate tuân theo các tiêu chuẩn của Codex và thực hành quốc tế.
Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Brazil vượt 44 triệu USD trong năm 2020, bao gồm 43 triệu USD từ cá tra. Mặc dù xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng vẫn là một thị trường giàu tiềm năng để tiếp tục xúc tiến xuất khẩu cá tra. Do đó, việc dỡ bỏ các quy định vượt ra khỏi khuôn khổ các thực hành quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.
Theo VNS
Bình luận