0

Ngành thủy sản dự báo sẽ đối diện nhiều thách thức trong năm 2021 do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, đồng thời phải nỗ lực hết sức để chống lại khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không có quy định (IUU) theo các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để thúc đẩy xuất khẩu.

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính của Việt Nam như EU, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản hứng chịu tác động tiêu cực của đại dịch trong suốt quý 1 và quý 2/2020, giảm 7 – 10% so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ thị trường Mỹ và Trung Quốc duy trì tăng trưởng lần lượt 13% và 5% tron cùng kỳ so sánh.

Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu thủy sản bắt đầu ghi nhận phục hồi trong những tháng cuối năm, đạt tốc độ tăng trưởng từ 10 – 13%. Số liệu thống kê cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, và cả năm có thể đạt 8,58 tỷ USD, tương đương mức kim ngạch năm 2019. Xuất khẩu tôm ghi nhận tăng trưởng mạnh, với xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm 2020 tăng 14% so với cùng kỳ năm 2019, lên xấp xỉ 3,5 tỷ USD. Các nhà chế biến tôm ước đạt giá trị xuất khẩu 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019.

Tuy nhiên, VASEP cho rằng ngành thủy sản sẽ tiếp tục đối diện nhiều khó khăn trong năm 2021 do các xu hướng tiêu dùng trong COVID-19 tác động tới các thị trường. Đồng thời, giảm tiêu dùng trong khu vực nhà hàng và khách sạn bất chấp tiêu dùng tại siêu thị và các cửa hàng bán lẻ tăng cũng tác động tới tình hình tiêu dùng thủy sản. Hơn nữa, đại dịch COVID-19 làm gián đoạn nghiêm trọng các chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến ngành thry sản khó vận chuyển các hàng hóa giao dịch chính như tôm và cá tra sang các thị trường quốc tế, dẫn tới tồn kho cao trong các hệ thống bảo quản lạnh.

Bất chấp việc đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát phần nào, đại dịch tác động nghiêm trọng tới thị trường lao động trong nơcs khi công nhân tại các nhà máy chế biến thủy sản bị cho thôi việc, cộng với chi phí tăng trong chuỗi sản xuất và chi phí vận chuyển. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp hoặc đối diện với khó khăn tài chính hoặc lún sâu vào nợ ngân hàng. Đồng thời, các rào cản kỹ thuật như thuế chống bán phá giá đối với tôm và cá tra trên thị trường Mỹ không có dấu hiệu được dỡ bỏ trong 5 năm tới. Cùng với đó, các thị trường nhập khẩu có xu hướng tăng chú ý tới an toàn thực phẩm và các yêu cầu vệ sinh, truy xuất nguồn gốc, các quy trình sản xuất bền vững cũng như các tiêu chuẩn về an toàn lao động và xã hội.

Ông Trần Đình Luân, tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho rằng các nhà chức trách địa phương, ngư dân và doanh nghiệp đã nỗ lực lớn trong chống lại khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không có quy định (IUU) theo các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC). Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) cũng đặt ra nền tảng cơ hội mới cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Ông Luân cho biết sắp tới chính phủ sẽ chủ yếu tập trung vào tái cấu trúc ngành thủy sản trong nước, với mục tiêu đưa tổng giá trị xuất khẩu đạt từ 18 – 20 tỷ USD đến năm 2030. Các nỗ lực trên cũng sẽ tạo ra việc làm cho 3,5 triệu lao động vào đóng góp 30% vào GDP nông lâm thủy sản.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản