Đầu tư

Các loại phí mới đè nặng lên logistics tại thành phố Hồ Chí Minh

0

Bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu thu phí cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại các cảng bắt đầu từ tháng 7/2021, châm ngòi cho những lo ngại về tăng chi phí logistics.

Ông Nguyễn Tương, phó tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLBA), cho biết: “Chính sách thu lệ phí này là một cú đánh mạnh vào các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics và xuất nhập khẩu. Dù phản đối nhưng họ không thể làm gì hơn là tuân thủ và quy định mới này sẽ làm tăng chi phí logistics và giảm khả năng cạnh tranh”.

UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày 9/13 đã phê chuẩn quy định về thu lệ phí cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại các cảng biển. Các đối tượng nộp phí sẽ là các cơ sở, cá nhân tạm nhập tái xuất, hàng hóa trong quá trình trung chuyển, hàng hóa tại các kho ngoại quan, và những bên là các nhà nhập khẩu, xuất khẩu sử dụng cơ sở hạ tầng tại các cảng biển. Việc thu phí sẽ bắt đầu từ tháng 7/2021 tại cảng Cát Lái và sau đó là các cảng khác trong thành phố. Doanh thu phí dự kiến mang về cho thành phố hơn 3.000 tỷ đồng (130 triệu USD) hàng năm.

Ông Trần Quang Lâm, giám đốc Cục Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh, cho biết số tiền thu được sẽ được dùng để tái đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng vận tải, giảm bớt tắc nghẽn tại các cảng biển. “Quy định phí được đặt ra theo các quy tắc phổ biến về thuế phí. Chúng tôi đã học hỏi từ các tành phố khác có cùng điều kiện tương đồng như Hải Phòng”, ông cho hay. Ông Lâm cho biết các số liệu thống kê cho thấy lượng hàng hóa lưu thông qua các cảng biển nội địa năm 2019 lên tới 170 triệu tấ, chiếm hơn 25% toàn quốc. Nhiều cảng biển đang đối mặt tình trạng hạn chế công suất do cơ sở hạ tầng kém phát triển, như cảng Cát Lái.

Loại phí mới này cũng có thể giúp giảm tình trạng quá tải tại cảng Cát Lái và các cảng khác, khuyến khích doanh nghiệp cân nhắc các cảng biển khác. Hiện các doanh nghiệp từ các tỉnh phía Nam như Đồng Nai và Long An chuộng tuyến vận tải hàng hóa qua cảng Cát Lái hơn các cảng khác như Hiệp Phước tại thành phố Hồ Chí Minh và cảng Cái Mép – Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các chuyên gia cho biết chi phí logistics tại Việt Nam ở mức cao, chiếm đến 20% GDP cả nước, so với mức trung bình 9 – 14% tại các nước khác. Do đó, phần phí tăng lên sẽ càng gia tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Hiệp hội May mặc Việt Nam (VITAS) cho biết chi phí logistics tăgn lên vốn đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Chi phí logistics của Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Trung Quốc 7%, và Malaysia hơn 12%. “Chi phí logistics cao không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa mà còn tạo ra rào cản cho doanh nghiệp thâm nhập các thị trường mới”, theo đại diện VITAS.

Ngoài ra, khả năng cạnh tranh có thể bị giảm do các lệ phí mới thúc đẩy doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn khác. “Các doanh nghiệp tại Quảng Ninh, Long An và một số khu vực khác có thể lựa chọn các cảng biển khác để cắt giảm chi phí”, ông Tương giải thích. Cuộc chiến giữa tăng phí và chi phí logistics tại Việt Nam vẫn dai dẳng. Trong khi chính phủ đang có những nỗ lực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng logistics hàng năm đạt 15 – 20% và giảm chi phí logistics xuống còn 16% GDP, các tỉnh thành thường xuyên thông báo tăng phí do nhiều nguyên nhân.

Thành phố Hồ Chí Minh không phải địa phương đầu tiên có động thái này. Năm 2017, thành phố Hải Phòng bắt đầu thu phí dịch vụ và cơ sở hạ tầng tại các cảng biển, và ước tính thu về 1.600 tỷ đồng (69,56 triệu USD) hàng năm.

Theo VIR

Admin

VietShrimp 2024: Các giải pháp tìm cách phục hồi ngành tôm

Bài trước

Ngành sản xuất rau quả toàn cầu đối diện nhiều thách thức trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư