0

Ngành chế biến cá tra ước tính đạt giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD trong năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19, theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Đại dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn cho kinh doanh cá tra, kéo xuất khẩu cá tra xuống mức xấp xỉ 1,04 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2020.

Đối mặt với suy giảm xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ mới trong phương pháp nuôi và phát triển các kênh kinh doanh mới, các thương hiệu cho cá tra Việt Nam. Hiệp hội Cá tra Việt Nam báo cáo cho hay mặc dù cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế igới nhưng trong thập kỷ qua, hoạt động xuất khẩu cá tra lại phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Thực tế, Trung Quốc nhập khẩu cá tra Việt Nam rồi bán lại trên thị trường Nga và châu Âu.

Bà Trần Anh Thư, phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng các thương hiệu quốc gia cho cá tra và tái cơ cấu các hoạt động nuôi và chế biến cá tra, cùng với đảm bảo an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn vệ snh để tăng xuất khẩu tới các thị trường tiềm năng và thúc đẩy khả năng cạnh tranh với các đối trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, hoạt động nuôi cá tra tại Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức gây ra bởi chất lượng con giống thấp, biến đổi khí hậu và xâm mặn tại các tỉnh khắp ĐBSCL và các địa phương ven biển khác. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với các chướng ngại vật khi nỗ lực vượt qua cả rào cản kỹ thuật lẫn các quy định mới từ các nhà chức trách Trung Quốc, trong khi cố gắng tận dụng các lợi thế mới mang đến từ EVFTA.

Ông Võ Hùng Dũng, phó chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, nhấn mạnh ràng các ưu đãi thuế theo EVFTA được cho là tạo ra hàng loạt cơ hội cho các nhà chế biến thủy sản Việt Nam, bao gồm các nhà chế biến cá tra, khi họ nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu. Thực vậy, các doanh nghiệp trong nước nỗ lực giành lấy lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác như Ấn Độ và Thái Lan khi các nước này chưa có FTA với EU. Để phát triển theo hướng bền vững, Hiệp hội Cá tra Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua ứng dụng công nghệ và tuân thủ các tiêu chí trong sản xuất và chế biến cá tra.

Ông Dũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xúc tiến cả thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, thiết lập các kênh bán hàng mới và xây dựng các thương hiệu cho cá tra Việt Nam. Để thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông, ví dụ tỉnh An Giang đã thiết lập một khu chuyên nuôi cá tra với diện tích 600ha, sử dụng công nghệ cao làm thử nghiệm và sau đó sẽ nhân rộng mô hình tại 3 khu vực khác. Tại các khu vực này, tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết vấn đề xử lý nước thải và xây dựng mã vùng cùng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm cá tra để đáp ứng các tiêu chuẩn mà các thị trường khó tính đề ra.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản