Thịt

Các công ty chăn nuôi lớn đổ tiền vào sản xuất giống

0

Nhận thấy tiềm năng của ngành chăn nuôi Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang đổ tiền vào để củng cố vị thế áp đảo của họ trong ngành này, đặc biệt là trong kiểm soát sản xuất giống.

Tổ hợp Nông nghiệp Công nghệ cao Đăk Lăk DHN do công ty sản xuất TACN lớn là De Heus và tập đoàn Hùng Nhơn của Việt Nam bỏ vốn đầu tư, tuần trước đã khởi công xây dựng tại tỉnh Đăk Lăk. Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra một khu vực sạch bệnh và cung cấp con giống gà và lợn có năng suất cao cho thị trường Việt Nam.Khoản đầu tư trị giá 66 triệu USD này được kỳ vọng sẽ mang đến cho thị trường 2.500 lợn ông bà và cụ kị, 25.000 lợn bố mẹ và lợn nái hậu bị cho thị trường khi đi vào hoạt động. Hơn nữa, trong 5 – 10 năm tới, hai công ty sẽ phát triển các dự án tương tự tại các tỉnh khác như Đăk Nông, Kon Tum, và Lâm Đồng.

Tỉnh Đăk Lăk có sáng kiến nâng tổng công suất chuỗi sản xuất lên 10.000 – 15.000 lợn cụ kị và 100.000 – 200.000 lợn ông bà. Chuỗi này nhằm mục tiêu giúp khu vực Tây Nguyên trở thành một trung tâm dẫn đầu vè cung cấp con giống cho cả nước, cũng như khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác.

Đại dịch tả lợn (ASF) đã thổi bay 1/4 quy mô chăn nuôi lợn thế giới, khoảng 50% quy mô chăn nuôi lợn tại Trung Quốc và gần 1/4 quy mô chăn nuôi lợn tại Việt Nam – gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi vốn có năng suất và chất lượng còn thấp của Việt Nam. Đại dịch này cũng đẩy giá lợn tăng vọt do nguồn cung khan hiếm. Giá lợn sống hiện dao động trong khoảng 80.000 đồng/kg, chạm mức cao kỷ lục 100.000 đồng/kg vào mùa hè vừa qua. Giá lợn thương phẩm tăng kéo theo giá lợn giống tăng theo. Từ mức giá khoảng 1 triệu/lợn giống, hiện nay chi phí giá lợn giống có thể lên tới 3 triệu đồng kể từ đại dịch. Trong bối cảnh này, các công ty chăn nuôi lớn đang tăng mạnh nhập khẩu lợn ông bà và cụ kị để bù đắp thiếu hụt, cũng như tận dụng cơ hội kiểm soát thị trường giống tại Việt Nam.

Ngoài dự án De Heus tại Đăk Lăk, các hoạt động đầu tư mới chủ yếu do các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tiến hành. Japfa Comfeed Vietnam, được vận hành bởi JapfaComfeed Indonesia TBK, đã nhập khẩu 1.300 lợn cụ kị và ông bà từ Canada cho một nhà máy chăn nuôi mới xây dựng tại tỉnh Yên Bái. New Hope cũng đầu tư quy mô sản xuất tương tự tại tỉnh bắc trung bộ là Thanh Hóa,

Trước đó, công ty chăn nuôi lớn nhất tại Việt Nam là CP Việt Nam đã nỗ lực tối đa về xúc tiến và hỗ trợ chính phủ Việt Nam nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan – nơi có trụ sở công ty mẹ của CP – để ổn định giá lợn sống tại Việt Nam. Kể từ khi chính thức cho phép nhập khẩu, hàng chục ngàn lợn giống đã được nhập khẩu hoặc đăng ký nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2020.

Theo chuyên gia ngành chăn nuôi Dương Anh Chu, một số ít các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang thống trị thị trường con giống tại Việt Nam y như mạng lưới họ kiểm soát các thị trường lợn sống, gà và TACN. “Con giống của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng tốt hơn của hộ nông dân cá thể. Đó là lsy do vì sao các hộ nông dân cá thể phải mua lợn con từ các công ty này. Công ty càng lớn thì họ càng mạnh trên thị trường giống”, ông Chu cho hay.

Thực tế, thị trường lợn giống đang nằm trong tay các công ty chăn nuôi vốn chiếm thị phần tới 40% trước dịch ASF và hiện thị phần chiếm 60%. Khoảng 70 -80% các công ty này là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. “Kiểm soát thị trường con giống tương đương với thống trị toàn thị trường bởi đây là yếu tố quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi. Trong tương lai, nếu tất cả các công ty chăn nuôi như C.P, Japfa, CJ, Emivest, Greenfeed, và De Heus ngừng bán nguồn lợn giống ra thị trường và tập trung vào các chuỗi sản xuất khép kín thì nông dân sẽ không còn nguồn con giống để tiếp tục chăn nuôi”, ông Chu nhận định. Do đó, ông hco rằng đầu tư và mở rộng các dự án và nhà máy tại Việt Nam là cần thiết để phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, ông khuyến nghị không nên quá phụ thuộc vào các công ty vốn đầu tư nước ngoài ở mọi khâu bởi điều này có thể giết chết nền sản xuất chăn nuôi nội địa bất cứ lúc nào.

Theo VNS

Admin

De Heus mở nhà máy thức ăn thủy sản mới tại Việt Nam

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 19/11

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt