Thủy sản

Trung Quốc không cạnh tranh được với Việt Nam về sản xuất cá tra

0

Các nhà sản xuất cá tra Trung Quốc không thể cạnh tranh với Việt Nam trên các thị trường cá tra thế giới do khoảng cách lớn ở mọi khâu trong chuỗi cung ứng: từ sản xuất con giống, nuôi cá tra thương phẩm và tiêu chuẩn hóa, theo nhận định của các nhà lãnh đạo ngành cá tra Trung Quốc. Thay vào đó, các nhà sản xuất Trung Quốc được khuyến nghị tập trung vào các sản phẩm ngách, nhắm tới người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng mua hàng hóa nội địa, trong khi các nhà sản xuất khép kín, quy mô lớn từ Việt Nam cung cấp cho thị trường phổ thông, theo các lãnh đạo trong chuỗi cung ứng cá tra Trung Quốc.

Tuần trước, ngành cá tra Trung Quốc đã tổ chức “Hội nghị Phát triển Ngành cá tra Trung Quốc – Việt Nam lần thứ 3” tại Trường Sa, tỉnh Quảng Đông. Sự kiện này được đăng tải trên Seafood Guide, tạp chí ngành thủy sản Trung Quốc. “Tôi nghĩ các doanh nghiệp cá tra Trung Quốc nên có ý tưởng riêng cùng hướng phát triển thương hiệu địa phương”, theo ông Dai Dang, giám đốc điều hành thương hiệu Qihaiyuan của Trịnh Châu, phát biểu trong hội nghị lớn nhất tập trung vào ngành cá tra.

Năm 2020, sản lượng cá tra Trung Quốc dự báo giảm xuống còn 18.000 tấn, so với 32.000 tấn hồi năm ngoái, theo nhận định của ông Chen Quan, trợ lý chủ tịch Guangdong Evergreen Group, một trong những doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hàng đầu Trung Quốc. Trong khi đó, sản lượng cá tra Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 ước đạt tới 640.000 tấn. Năm 2019, sản lượng cá tra Việt Nam đạt 1,42 triệu tấn, tương đương năm 2018. Nông dân nuôi cá tra Trung Quốc gặp khó khăn do chất lượng con giống thấp, khí hậu không phù hợp, thiếu tiêu chuẩn hóa sản xuất và thịt vàng, trong khi người tiêu dùng ưa cá tra thịt trắng. “So với các sản phẩm Việt Nam, cá tra Trung Quốc còn ở khoảng cách xa”.

Khả năng cạnh tranh của nông dân Trung Quốc cũng yếu đi trong năm nay do Việt Nam đã giải quyết được các vấn đề thiếu con giống từng khiến giá cá tra cổng trại tăng vọt trong năm 2018 và 2019. “Năm 2020, tôi cho rằng thị trường thiếu nguồn cung nhưng cả nông dân lẫn doanh nghiệp đều không thể hoạt động có lời. Đó là một diễn biến tồi tệ”, theo nhà sáng lập Qianchu.com Zhang Wei, một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm Trung Quốc.

“Những chênh lệch lớn”

Trung Quốc chỉ mới bắt đầu sản xuất cá tra gần đây – từ cuối năm 2016, theo ghi nhận của thành viên tham dự hội nghị. Vào thời điểm khởi đầu, một số ý kiến cho rằng ngành nuôi trồng thủy sản cực lớn của Trung Quốc có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất tại Việt Nam – vốn đã rất thành công trong mở rộng xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc.

Cá tra Việt Nam giờ đây thường xuyên xuất hiện trong những nồi lẩu cùng với cải thảo và đồ ăn trên máy bay. Năm 2019, giữa bối cảnh thị trường nội địa bùng nổ và chính sách thuế của Mỹ áp dụng cho cá rô phi Trung Quốc gây thiệt hại cho xuất khẩu, các công ty lớn trong ngành thủy sản Trung Quốc đã khuyến khích nông dân chuyển từ cá rô phi sang loài cá có các điều kiện nuôi rất tương đồng trong môi trường nước ngọt là cá tra. Nhưng Việt Nam được dự báo tiếp tục thống trị thị trường cá tra Trung Quốc trong thời gian tới.

Thời tiết miền Nam Trung Quốc phù hợp cho nuôi cá rô phi nhưng lại kém phù hợp cho nuôi cá tra – một loài cá thịt trắng nước ngọt sinh trưởng nhanh, theo ông Chen của Evergreen. Tại tỉnh Quảng Đông – tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất của Trung Quốc, nhiệt độ giảm xuống mức quá thấp cho các nhà máy nuôi ấp sản xuất con giống cá tra thương phẩm. “Các khu vực phù hợp cho sản xuất con giống chỉ có Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và các vùng miền nam khác. Nhưng các khu vực này cũng không thể sản xuất quanh năm mà chỉ tập trung 8 tháng từ tháng 4 – 11”, ông Chen cho hay. Ông cho biết nông dân tại Quảng Đông – vùng sản xuất lớn nhất của Trung Quốc với các trung tâm sản xuất là Zhanjiang, Maoming và Yangjiang – được kỳ vọng sản xuất 28 triệu con giống cá tra, trong đó 24 triệu con sẽ sống sót và cho thu hoạch 14.000 tấn cá tra thương phẩm trong năm 2020.

Mặc dù nông dân có thể nhập khẩu cá bột từ Việt Nam để nuôi thương phẩm, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 20%, theo Zhang Botao, chủ tịch ngành cá tra của Liên minh Marketing và Chế biến các sản phẩm thủy sản nuôi Trung Quốc. “Cá giống nội địa vẫn là nguồn chính nhưng ngành sản xuất giống nội địa vẫn còn chặng đường dài”. Thiếu chuyên môn trong nuôi cá tra tại Hải Nam và Quảng Đông – các trung tâm nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc – cũng là nguyên nhân.

Đồng thời, nông dân Trung Quốc nuôi loại cá tra có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với loại cá tra tại Việt Nam. “Loại cá tra nuôi tại Trung Quốc có thân ngắn hơn và tỷ lệ thịt thấp hơn. Hiện Trung Quốc chủ yếu nuôi loại cá tra này”, ông Zhang cho hay. Zhang, từ Qianchu.com, thường thu mua cá ướp sẵn cho các sản phẩm lẩu, than phiền rằng các nhà cung cấp tron gnước thương fkhông đáp ứng được nhu cầu của các công ty dịch vụ ẩm thực lớn về khía cạnh tiêu chuẩn. “Đóng gói, phân loại và các tiêu chuẩn cá tra ướp sẵn không đáng tin cậy và nguồn cung không ổn định trong thời gian dài. Tôi hy vọng các nhà sản xuất nội địa sẽ thống nhất tiêu chuẩn càng nhanh càng tốt”.

Một đại biểu hội nghị nhấn mạnh rằng thịt cá tra Trung Quốc vẫn có màu vàng, có thể do các yếu tố môi trường, như nước, và thức ăn. Tuy nhiên, ông Chen của Evergreen cho rằng các yếu tố này chỉ tác động 10% cá. “Hiện vấn đề màu thịt đã được giải quyết bằng loại thức ăn chuyên dụng mới phát triển và sẽ sớm cho kết quả tốt”.

Một trong những thách thức lớn nhất tác động lên cả các công ty tại cả Trung Quốc và Việt Nam chính là đại dịch COVID-19. “Nếu nhìn vào tin tức và công luận hàng ngày, mọi người đều biết về vấn đề tại chợ Xinfadi ở Bắc Kinh” – nơi bùng phát ổ dịch COVID-19 liên quan đến cá ngừ tươi nhập khẩu, ông Liu Guipo, sáng lập Yurenjie Brand và Yurenjie Catering Management cho hay. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ẩm thực của ông phải đóng cửa. 17 nhà hàng đồng loạt ngừng kinh doanh, đồng thời với dừng toàn bộ kinh doanh thủy sản tại các cửa hàng tại các tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây – nơi kinh doanh thủy sản hiện bị cấm. Tất cả các chợ bán buôn trên cả nước về cơ bản đều đóng cửa sau sự kiện Xinfadi. Phản ứng của công chúng đối với các kết quả xét nghiệm dương tính vẫn là dấu hỏi lớn. Hiện không có cuộc khủng hoảng nào thực sự diễn ra nhưng ý kiến công luận và người tiêu dùng cần đặc biệt được quan tâm.

Theo Undercurrent News

Admin

Ngành tôm Việt Nam chờ đợi người mua quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ, nhưng triển vọng dài hạn khá ảm đạm

Bài trước

Nông dân Thái Lan thua lỗ bất chấp nhiều chính sách hỗ trợ từ chính phủ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản