0

Sau một giai đoạn khó khăn trên các thị trường xuất khẩu chính, xuất khẩu cá tra Việt Nam đang phục hồi và tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2022.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra Việt Nam trong quý 1/2022 tăng tới gần 90% so với cùng kỳ năm 2021. IDI Company, một công ty xuất khẩu cá tra lớn tại Việt Nam, đạt lợi nhuận sau thuế ấn tượng 201 tỷ đồng, tăng 10 lần trong cùng kỳ so sánh.

Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng cao

Xung đột giữa Nga và Ukraine có tác động rất lớn lên nền kinh tế thế giới. Giá xăng dầu tăng, cước vận chuyển tăng và chi phí logistics tiếp tục tác động lên thương mại thủy sản toàn cầu. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là xuất khẩu cá tra. Giá cá tra tăng tới 40 – 70%, tạo đà tăng cho các sản phẩm thủy sản khác. Trong quý 1/2022, VASEP báo cáo xuất khẩu cá tra Việt Nam ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm khoảng 27% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Theo Bộ NNPTNT, ngành cá tra có kế hoạch sản xuất 1,6 – 1,7 triệu tấn cá tra thương phẩm trong năm 2022 và kỳ vọng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 1,6 tỷ USD.

Dựa trên ước tính này, công ty IDI đặt mục tiêu tổng doanh thu 8.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 900 tỷ đồng trong năm 2022, tăng lần lượt 45% và 6,3% so với năm 2021. Với một lượng lớn đơn hàng xuất khẩu đã ký, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục động lực tăng trưởng tích cực để tạo nên đột phá trên hai thị trường chính là Mỹ và Trung Quốc.

Các doanh nghiệp chế biến cá tra cho xuất khẩu tại ĐBSCL cho biêt giá cá tra nguyên liệu tăng cao, từ mức 31.000 đồng/kg lên 33.000 đồng/kg phụ thuộc vào loại và cỡ cá. Nguyên nhân tăng giá cá tra nguyên liệu là do xuất khẩu cá tra thuận lợi. Những người nuôi cá nối lại hoạt động và mở rộng diện tích nuôi – một tín hiệu tốt để khôi phục và phát triển ngành xuất khẩu cá tra.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng nếu hoạt động nuôi cá tra mở rộng quá mạnh sẽ dẫn tới dư thừa sản lượng giá giảm thì những người nuôi sẽ thua lỗ. Tình trạng tren đã xảy ra nhiều lần nhưng nếu những hộ nuôi cá tra có hiệp hội vững mạnh thì sx là giải pháp cho những lo ngại trên. Theo những hộ nuôi cá tra đã ký hợp đồng cung cấp cá tra nguyên liệu cho công ty IDI, hoạt động nuôi cá tra cho xuất khẩu dần tiến ra thế giới thì các hộ nuôi phải bắt tay với doanh nghiệp để ổn định đầu vào – đầu ra. “Nhờ mối quan hệ với công ty IDI, chúng tôi chưa bao giờ thua lỗ”, một nông dân nuôi cá cho hay. Với cả ba yếu tố: nguồn cung sẵn có các nhà cung cấp cá tra nguyên liệu chất lượng tốt, nhãn hiệu TACN chất lượng cao "Sao Mai Super Feed", và cam kết thu mua cá nguyên liệu với giá cao từ công ty IDI, các hộ nuôi cá tra hoàn toàn được đảm bảo và tự tin mở rộng diện tích nuôi cá tra. Không chỉ những người nuôi cá mà các nhà xuất khẩu cá tra cũng thu về lợi nhuận cao. Sự đồng hành, hợp tác bền vững và cam kết đáng tin cậy giữa các hộ nuôi cá và các doanh nghiệp thu về trái ngọt. Coi các hộ nuôi cá tra là đối tác, lợi nhuận của IDI luôn được chia sẻ cho nông dân.

Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, đáp ứng “các quy tắc cuộc chơi” trên các thị trường chính

Cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch gần đây đã cản trở hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam. Gần đây, giá phile cá tra đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ chạm mức cao kỷ lục hơn 4,5 USD/kg, tạo điều kiện thuận lợi cho loài cá tỷ đô này tiến mạnh vào chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao giá trị cho cá tra Việt Nam.

Với tầm nhìn và kinh nghiệm trong ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, IDI đặt mục tiêu phát triển bền vững và chuỗi chế biến khép kín là một bước đi đúng đắn. Hệ thống gắn với vùng nuôi sẽ đạt khoảng 450ha vào cuối năm 2023, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguyên liệu thô, đảm bảo chất lượng cá và kiểm soát chi phí sản xuất.

Mặt khác, các hộ nuôi cá tra được tập huấn và hướng dẫn tiếp cận công nghệ hiện đại và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Có nguồn giống tốt, diện tích nuôi cá đáp ứng các tiêu chuẩn Global GAP, ASC, và BAP; bước đi tiếp theo là IDI sẽ xây dựng nhà máy TACN và chế biến cá tra quy mô lớn để giải quyết các khó khăn dai dẳng của ngành cá tra. Hai nhà máy chế biến thủy sản của IDI đã vận hành toàn coogn suất nhưng vẫn không thể đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Công ty IDI quyết định xây dựng nhà máy chế biến thứ 3 với công suất thiết kế 500 tấn cá tra nguyên liệu /ngày và 4 kho lạnh với công suất hơn 10.000 tấn thành phẩm. Mở rộng quy mô, tận dụng cơ hội để trang bị và thúc đẩy vai trò các nguồn lực nội bộ và ký được các hợp đồng lớn hơn, IDI hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trên các thị trường kho stinsh như EU và phát triển tệp khách hàng tương tự trong những năm tới.

Theo VNS

Admin

Ngành tôm Việt Nam chờ đợi người mua quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ, nhưng triển vọng dài hạn khá ảm đạm

Bài trước

Nông dân Thái Lan thua lỗ bất chấp nhiều chính sách hỗ trợ từ chính phủ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản