0

Khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không có dấu hiệu suy giảm, các nhà xuất khẩu ván ép đang gặp áp lực điều tra do những cáo buộc liên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất.

Junma Phu Tho Co., Ltd., một doanh nghiệp hoàn toàn thuộc vốn sở hữu Trung Quốc tại Việt Nam, đang nằm trong một cuộc điều tra trốn thuế, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng do Bộ Thương mại Mỹ (DoC) tiến hành. Cuộc điều tra bắt đầu từ đầu tháng 4 khi Liên đoàn Thương mại Công bằng Ván ép Gỗ cứng Mỹ yêu cầu DoC điều tra xem liệu công ty có trốn thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp áp dụng các sản phẩm Trung Quốc hay không, theo đó một số nhà sản xuất Trung Quốc vận chuyển các bộ phận sản phẩm sang Việt Nam để lắp ghép trước khi xuất khẩu thành phẩm sang Mỹ.

Trong một cuộc phỏng vấn với VIR, đại diện Cù Đức Hoàng của Junma cho biết công ty ông “hiện đang hoàn thiện toàn bộ hồ sơ cần thiết để chứng minh rằng chúng tôi lấy nguồn nguyên liệu từ Việt Nam”, cho biết thêm rằng “nếu công ty có thể giải thích mọi thứ tốt thì cuộc điều tra sẽ không tác động lớn tới Junma”. Tuy nhiên, công ty cũng cân nhắc thuê luật sư hỗ trợ kiện tụng do giải thích xuất xứ từ Việt Nam rất khó khăn. Thất bại trong cung cấp một giải thích đơn giản đã lập tức khiến Junma phải gánh chịu thuế chống bán phá giá bổ sung lên tới 10,55% cho tới cuối tháng 9 trong một vụ kiện khác với Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc. Junma hiện nắm giữ khoảng 30% thị phần xuất khẩu ván ép Việt Nam sang Mỹ. Ngoài cuộc điều tra hiện nay, ông Tài cũng lo lắng về các hạn chế nhập khẩu bổ sung từ phía Mỹ nếu đại dịch tiếp tục diễn biến nghiêm trọng. Tác động của đại dịch vốn đã neo kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Juma từ 450 containers/tháng trước đây xuống còn xấp xỉ 200 containers/tháng.

Các chính sách thương mại của tổng thống Donald Trump nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, trực tiếp tác động lên ngành gỗ Trung Quốc vốn có thặng dư thương mại lớn với Mỹ. Ngoài ra, các chính sách của Trump đã kích hoạt một làn sóng đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam, dẫn tới những nguồn vốn mới, tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất và tăng góp vốn thông qua mua cổ phần. Năm 2018, Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã khởi động cuộc điều tra đối với Fine Wood Vietnam, môt công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, có nhập khẩu ván ép từ Trung Quốc. Công ty bị cáo buộc thay đổi xuất xứ sản phẩm và chuyển sang nhãn mác Việt Nam trước khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.

Ông Trần Lê Huy, phó chủ tịch Hiệp hội các sản phẩm gỗ Bình Định cho biết: “Không dễ để biết liệu nguyên liệu gỗ dán Việt Nam thực sự có nguồn gốc tại chỗ hay không, trong khi một số dấu hiệu chỉ ra theo hướng vi phạm về thương mại. Chỉ cần liên kết với thực trạng tăng mạnh đầu tư vào ngành gỗ với tốc độ mở rộng nhanh nguồn cung ván ép từ Việt Nam đã đủ để nảy sinh nghi ngờ”. Theo ông Huy, kim ngạch nhập khẩu ván ép Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh từ năm 2018 và đạt 500.000 m3/năm, tương đương gần 200 triệu USD và gần 90% tổng kim ngạch nhập khẩu ván ép của Việt Nam.

Đồng thời, luồng vốn Trung Quốc vào ngành gỗ Việt Nam tăng vọt, lên tới 29 dự án từ năm 2015 đến cuối tháng 6, chiếm 69% tổng số các dự án vào Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các dự án này đều có quy mô nhỏ và chỉ đạt vốn đầu tư khoảng 1- 3 triệu USD/dự án.

Gần đây, chính phủ Mỹ đang tăng chú ý vào các sản phẩm ván ép nhập khẩu vào nước này kể từ khi DoC chính thức áp thuế chống bán phá giá vào thiết bị nhà bếp Trung Quốc. Đồng thời, xuất khẩu các sản phẩm nội thất nhà bếp hoặc các bộ phận từ Việt Nam tăng mạnh. Dữ liệu từ báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Forest Trends và một số hiệp hội gỗ địa phương cho thấy trong năm 2019, xuất khẩu hai sản phẩm này tăng tới 34% so với năm 2018. Mỹ nhập khẩu gần 220 triệu USD nội thất nhà bếp và các bộ phận nội thất nhà bếp, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam. Trong cùng năm, Mỹ nhập khẩu 635 triệu USD các sản phẩm gỗ từ Việt Nam, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu nội thất nhà bếp và các bộ phận nội thất nhà bếp Việt Nam sang Mỹ tăng lần lượt 124% và 22%, đồng thời tổng kim ngạch xuất khẩu hai dòng sản phẩm này lần lượt tăng 58% và 17%. Xuất khẩu các sản phẩm như nội thất phòng ngủ và văn phòng ghi nhận giảm mạnh do tác động của đại dịch. Trong khi giá trị xuất khẩu nội thất nhà bếp và các bộ phận nội thất nhà bếp của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh, nhập khẩu các sản phẩm này vào Việt Nam cũng tăng. Theo các nhà phân tích, đây có thể là cách ứng phó của các nhà sản xuất xuất khẩu trước nhu cầu tăng tại Mỹ và tình trạng dư cung tại Trung Quốc do căng thẳng thương mại giữa hai nước. Một khả năng khác là các doanh nghiệp Trung Quốc hướng đến mục tiêu tránh thuế bằng cách sử dụng Việt Nam làm kênh xuất khẩu sang Mỹ.

Hơn nữa, lỗ hổng chính sách cũng có tác động tiêu cực lên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên cả thị trường nội địa và thị trường Mỹ. Ông Nguyễn Liêm, tổng giám đốc công ty xuất khẩu Lâm Việt, lập luẩn ằng các doanh nghiệp Trung Quốc đang sử dụng những lỗ hổng này để tận dụng và tăng hiện diện tại Việt Nam, không chỉ để sản xuất tại Việt Nam mà còn dán nhãn các sản phẩm dù các sản phẩm này hoàn toàn được sản xuất tại Trung Quốc.

Đồng thời, việc ban hành các chứng nhận xuất xứ các sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã không được giám sát đầy đủ. Ví dụ, theo quy định, các doanh nghiệp có thể xin chứng nhận các sản phẩm với ít nhất 30% giá trị gia tăng. Tuy nhiên, làm thế nào mức giá trị gia tăng có thể được phân loại vẫn khó quản lý.

Ở phía tích cực, nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào Việt Nam được phân loại nghiêm ngặt bởi các cơ quan hải quan địa phương. Giá trị nhập khẩu của các sản phẩm này tăng mạnh trong năm 2019, đạt gần 125 triệu USD, tăng 136% so với năm 2018. Đồng thời, giá trị nhập khẩu các bộ phận nội thất cũng tăng tới 312% trong năm 2019 so với năm 2018 và trong 5 tháng đầu năm 2020, giá trị nhập khẩu các sản phẩm này cũng tăng tới 187% so với cùng kỳ năm 2019.

Hiện xuất khẩu ván ép Việt Nam sang Mỹ và các thị trường khác như Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp nhiều rủi ro, các nhà phân tích khuýen nghị các nhà làm luật nên tìm cách triển khai các cơ chế giảm rủi ro cho các công ty liên quan trực tiếp tới chuỗi cung ứng ván ép hoặc trong các chuỗi sản phẩm sử dụng ván ép làm đầu vào sản xuất.

Theo VIR

Admin

Mỹ kéo dài điều tra thuế đối với ván ép từ Việt Nam

Bài trước

Việt Nam hướng đến xây dựng ngành gỗ minh bạch và hợp pháp

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ