0

Bộ NNPTNT xác nhận đang tiến hành một cuộc thanh tra và xử lý nghiêm khắc các doanh nghiệp “tẩy trắng nguồn gốc Trung Quốc” và “giả mạo nguồn gốc Việt Nam” đối với các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ.

Bộ NNPTNT, trong buổi làm việc với các doanh nghiệp ngành gỗ tháng 8/2020, thông báo Liên minh Thương mại Công bằng Ván ép Gỗ cứng của Mỹ hồi tháng 2/2020 đã yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ (DoC) tiến hành một cuộc điều tra chống bán phá giá và chống giả mạo đối với một số sản phẩm gỗ dán và gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn tháng 1/2018 – 1/2020.

Ngày 1/3/2020, DoC chấp nhận khiếu nại trên và thông báo công khai cho các nhà nhập khẩu ván ép lẫn các nhà sản xuất – xuất khẩu ván ép Việt Nam rằng các doanh nghiệp này có thể bày tỏ quan điểm về khiếu nại trên. Ngày 9/6, DoC thông báo quyết định điều tra vụ việc. Trong 3 tháng kể từ ngày khởi động điều tra, DoC sẽ tiến hành điều tra sơ bộ bằng bảng hỏi. Tuy nhiên, cho đến nay, DoC vẫn chưa bắt đầu quy trình này.

Ông Cao Chí Công thuộc Bộ NNPTNT cho rằng phía Mỹ muốn điều tra liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm do nghi ngờ một số doanh nghiệp Trung Quốc thu mua sản xuất từ Việt Nam để có xuất xứ Việt Nam trên sản phẩm trước khi vận chuyển sang Mỹ để trốn thuế. Sau khi nhận được cảnh báo rằng các sản phẩm ván ép Trung Quốc có thể giả mạo xuất xứ Việt Nam, Bộ NNPTNT đã ngay lập tức yêu cầu các cơ quan liên quan kiểm tra một số doanh nghiệp, bao gồm một số doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang. Cục An ninh kinh tế Bộ Công an đã xác nhận và cung cấp thông tin cho Bộ Công thương về các hoạt động sản xuất – kinh doanh của một số doanh nghiệp ván ép.

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), các sản phẩm ván ép Việt Nam gặp vấn đề với 2 thị trường – Mỹ và Hàn Quốc. Hàn Quốc đang áp thuế chống bán phá giá hơn 10% đối với các sản phẩm Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này tác động hạn chế lên xuất khẩu Việt Nam do các nhà nhập khẩu chấp nhận chia sẻ khó khăn. Trong khi đó, xuất khẩu ván ép sang Mỹ chủ yếu là các sản phẩm chất lượng cao. Tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng nếu Mỹ áp thuế chống trốn thuế, có thể lên tới 180% và thuế chống trợ cấp, có thể tổng cộng lên tới 200%. “Chúng tôi cho rằng Mỹ nhắm đến các doanh nghiệp từ Trung Quốc muốn giả mạo nguồn gốc Việt Nam để trốn thuế chống bán phá giá mà Mỹ đang áp dụng cho các sản phẩm từ Trung Quốc, chứ không nhằm vào các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Hoài nhận định.

Theo Bộ NNPTNT, hiện có khoảng 80 doanh nghiệp sản xuất ván ép tại việt Nam nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp này đều xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. Năm 2019, xuất khẩu ván ép Việt Nam sang hơn 70 thị trường, đạt giá trị 680 triệu USD và trong nửa đầu năm 2020, đạt 365 triệu USD.

Theo VNS

Admin

Mỹ kéo dài điều tra thuế đối với ván ép từ Việt Nam

Bài trước

Các nhà cung cấp ván ép gặp sức ép liên quan đến điều tra và khiếu kiện

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ