0

Việt Nam đang hướng đến xây dựng một ngành gỗ minh bạch và hợp pháp để hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm gỗ, thúc đẩy ngành chế biến gỗ nội địa.

Nhu cầu này nổi lên khi Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới, khiến nhiều đối tác thương mại lớn trở nên ngày càng khắt khe hơn. Trong tháng 6/2020, Bộ  Thương mại Mỹ (DoC) khởi động cuộc điều tra trốn thuế đối với các sản phẩm ván ép nhập khẩu từ Việt Nam và nghi ngờ sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc. Các nước nhập khẩu các sản phẩm gỗ lớn khác của Việt Nam bao gồm EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang hướng đến các quy định truy xuất nguồn gốc ngặt nghèo hơn để đảm bảo xuất xứ gỗ hợp pháp.

Để thuận lợi hóa xuất khẩu sản phẩm này, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng hệ thống Đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (Vietnam Timber Legality Assurance, hay VNTLAS) cùng với ban hành sớm giấy phép Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT - Forest Law Enforcement, Governance and Trade) cho xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang thị trường EU. Hợp tác với EU trong triển khai Hiệp định đối tác tự nguyện thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) sẽ khong chỉ thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ Việt Nam sang EU mà còn nâng cao uy tín và mở cửa sang các thị trường khác. Hiệp định này cùng với Luật Lâm nghiệp của Việt Nam, đều cấm xuất nhập khẩu, khai thác, chế biến và thương mại gỗ phi pháp. “Lèo lái con tàu VPA/FLEGT với EU sẽ đưa ngành chế biến gỗ Việt Nam lên một tầm mới”, theo Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) Ngô Sỹ Hoài.

Những bên hưởng lợi bao gồm hơn 3.000 doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu gỗ, 340 làng nghề thủ công và xấp xỉ 1,4 triệu hộ trồng rừng. Theo ông Hoài, phần lớn các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Viêt Nam sang EU có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này. “Động thái này chỉ là hệ thống hóa những gì ngành vẫn đang triển khai, nay đưa mọi thứ vào khuôn khổ pháp lý để thực thi minh bạch”.

Để triển khai toàn diện VPA/FLEGT, Bộ NNPTNT đã hoàn thiện dự thảo nghị định triển khai hệ thống Đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam, đệ trình lên chính phủ để ban hành. VNTLAS là một hệ thống quốc gia nhằm đảm bảo sự tuân thủ luật về gỗ hợp pháp trong mỗi khâu của chuỗi cung ứng, bao gồm thu hoạch, nhập khẩu, thu mua, buôn bán, vận chuyển, chế biến và xuất khẩu. Nghị định này cũng yêu cầu phân loại doanh nghiệp thành 2 nhóm: Nhóm I và Nhóm II. Nhóm I gồm các doanh nghiệp tuân thủ hoàn toàn các quy định gỗ hợp pháp và không phải là đối tượng thanh tra và xác nhận nguồn gốc khi làm thủ tục xuất khẩu.

VNTLAS hoạt động trên cơ sở doanh nghiệp tự khai báo và tự chịu trách nhiệm thông qua mạng lưới Hệ thống Thông tin Phân loại Doanh nghiệp và xác nhận của cơ quan chức năng. Hệ thống này giúp giảm thủ tục hành cính cho các doanh nghiệp, đồng thời cho phép các cơ quan chức trách giữ hồ sơ xuất xứ các sản phẩm gỗ để kiểm tra và khuyến khích tính trách nhiệm của các doanh nghiệp trong thực thi luật, theo thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn. Các doanh nghiệp không đáp ứng các tiêu chí phân loại sẽ là đối tượng thanh tra và phải có chứng nhận xuất xứ trước khi được cấp phép xuất khẩu sang thị trường EU.

Theo một khảo sát nhanh được tiến hành bởi Bộ NNPTNT, hơn 90% các doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu gỗ tại Việt Nam thuộc về Nhóm I. Việt Nam đặt mục tiêu tất cả các doanh nghiệp trong ngnàh gỗ được xếp vào Nhóm I. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cho rằng “thời điểm khó khăn nhất vẫn còn ở phía trước”.

Khi nghị định có hiệu lực, nhưng thiếu giấy phép FLEGT, các doanh nghiệp sẽ phải chứng minh xuất xứ sản phẩm để đủ điều kiện xuất khẩu. “Việc ban hành chứng nhận FLEGT cho các nhà xuất khẩu gỗ sang EU cần phải hoàn thành càng sớm càng tốt”, bà khẳng định. Bên cạnh đó, phân loại các doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành 6 tháng sau khi triển khai VPA/FLEGT. “Nếu VNTLAS có thể vận hành từ đầu năm 2021, FLEGT đàu tiên chỉ có thể được cấp vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022”, bà Văn cho hay.

Theo VNS

Admin

Các nhà xuất khẩu gỗ đối diện hàng loạt thách thức

Bài trước

Xuất khẩu gỗ đạt 12,5 tỷ USD trong năm 2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ