Gỗ

Ngành gỗ Việt Nam chuẩn bị cho cấp phép FLEGT

0

Nỗ lực trở thành một trung tâm chế biến gỗ của thế giới, Việt Nam đang nỗ lực địa phương hóa các hệ quy định quốc tế để có thể cấp các giấy phép FLEGT, đặt nền móng cho ngành chế biến gỗ thâm nhập thị trường EU và các thị trường khác.

Trong tháng 10/2010, EU công bố Bộ Quy định ngành gỗ với mục tiêu ngăn chặn thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ từ nguồn phi pháp. Các nhà nhập khẩu có trách nhiệm giải thích xuất xứ gỗ để tối thiểu hóa rủi ro giao dịch gỗ bất hợp pháp. Hiện xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU phải tuân theo Quy định gỗ EU và sẽ tiếp tục như vậy cho tới khi cơ chế cấp phép FLEGT của Việt Nam hoạt động. Bộ Quy định ngành gỗ công nhận tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩ gỗ được cấp phép FLEGT là đã được xác nhận thông qua các hệ thống kiểm soát của một số nước trong VPA/FLEGT (Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản). Các sản phẩm gỗ chế biến được cấp phép sẽ phải có giải thích theo Bộ Quy định ngành gỗ. VPA/FLEGT có hiệu lực ngày 1/6/2019. Việt Nam đang nỗ lực nội địa hóa các quy định ngày để có thể sớm cấp giấy phép FLEGT.

Theo các chuyên gia, hành động quan trọng nhất trong triển khai VPA/FLEGT là nôi địa hóa các quy định. Việt Nam đã đề xuất không áp dụng trực tiếp Hiệp định mà thông qua việc ban hành bổ sung một nghị định trong VNTLAS (Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam), tập trung vào kiểm soát nhập khẩu gỗ, thể chế và phân loại doanh nghiệp, xác nhận xuất khẩu, đánh giá mức độ sẵn sàng VNTLAS và cấp phép FLEGT.

Các nhà chức trách liên quan cho hay nghị định dự thảo đã được đệ trình lên chính phủ phê duyệt. Nếu mọi thứ thuận lợi, nghị định này sẽ được ban hành trong tháng 9/2020. Sau khi nghị định có hiệu lực, quản lý nhập khẩu sẽ được triển khai theo nghị định, đòng thời phân loại doanh nghiệp sẽ được triển khai 6 tháng sau đó. Việt Nam kỳ vọng sẽ bắt đầu vận hành VNTLAS từ đầu năm 2021, và giấy phép FLEGT sẽ lần đầu đươc cấp vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.

Theo VNForest, EU cùng với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, là thị trường quan trọng cho Việt Nam. Các thị trường này chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm gỗ nội thất, ngoại thất cao cấp, trị giá lên tới 1 – 1,2 tỷ USD hàng năm. Được hỏi về cơ hội của các sản phẩm gỗ Việt Nam với VPA/FLEGT, ông Ngô Sỹ Hoài, phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết xuất khẩu sang EU sẽ không tăng đột biến nhưng giá trị xuất khẩu sẽ tăng.

Việc ký và triển khai VPA/FLEGT sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam nâng cao uy tín và giành được niềm tin của các thị trường khó tính như Mỹ và Nhật Bản. Một số chuyên gia cho rằng VPA/FLEGT không phải là rào cản cho ngành gỗ Việt Nam. Những bên hưởng lợi lớn nhất sẽ là 3.000 công ty chế biến – xuất khẩu, 324 làng nghề gỗ và 1,4 triệu hộ trồng rừng.

Theo VNS

Admin

Các nhà xuất khẩu gỗ đối diện hàng loạt thách thức

Bài trước

Xuất khẩu gỗ đạt 12,5 tỷ USD trong năm 2020

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ