0

Nguồn cung thực phẩm của Trung Quốc vẫn ổn định và người tiêu dùng không nên “quá lo lắng” hoặc thậm chí “mua sắm hoảng loạn”, một nhà chức trách cấp cao của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc phát biểu hôm 26/8, sau những bất ổn gân đây gây ra bởi virus corona. Dù vậy, nông dân và thương lái vẫn cần ngăn ngừa lãng phí thực phẩm bằng cách bảo quản phù hợp, đồng thời những nông dân đang tích trữ nông sản với hy vọng giá tăng nên lo lắng về khả năng “gậy ông đập lưng ông”, ông Tang Ke từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo.

Chủ tịch Tập Cận Bình lên tiếng về vấn đề an ninh lương thực hồi đầu tháng 8 khi ông phát biểu về mức lãng phí thực phẩm “đáng xấu hổ”, trong khi một trí thức hàng đầu Trung Quốc cảnh báo khả năng thiếu hụt nguồn cung thực phẩm vào năm 2025. Ông Tang cho rằng đại dịch virus corona làm tăng bất ổn trên cả thị trường nông sản nội địa và quốc tế.

Trong nửa đầu năm 2020, khi Trung Quốc chịu tác động lớn của đại dịch virus corona, nước này có đủ dự trữ ngũ cốc và có công suất chế biến lớn, cùng với quy định thị trường hoạt động tốt và một hệ thống logistics phân phối phát triển. Không có những thảm họa lớn, Trung Quốc đã chờ đón một năm bội thu ngũ cốc, ông cho biết thêm. Ông Tang cũng cho hay nhập khẩu đậu tương dự báo tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2020.

Nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới này đã nhập khẩu 8,18 triệu tấn đậu tương từ Brazil trong tháng 7 do giá tốt nhưng chỉ mua 38.331 tấn đậu tương từ Mỹ. Trung Quốc được cho là sẽ tăng mua từ Mỹ trong những tháng cuối năm. Các nhà chức trách cấp cao từ Mỹ và Trung Quốc liên tục tái khẳng định cam kết của họ đối với Thỏa thuận Thương mại giai đoạn 1, nhưng hiện Trung Quốc đang không nhập khẩu kịp theo các cam kết đối với hàng hóa Mỹ.

Theo Reuters

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc