0

Hợp đồng tương lai lợn sống tại Trung Quốc đã được chờ đợi từ rất lâu, nay gần như đã sẵn sàng, mang lại một công cụ phòng ngừa rủi ro mạnh cho thị trường thịt lợn lớn nhất thế giới này, hiện vẫn đang hứng chịu khó khăn do dịch tả lợn gây thiệt hại nghiêm trọng cho quy mô chăn nuôi lợn và đẩy giá thịt lợn tăng vọt. Hợp đồng giao ngay lợn sống đầu tiên của Trung Quốc đã được lên kế hoạch hàng thập kỷ và được kỳ vọng sẽ là hàng hóa phổ biến đối với các nhà giao dịch nội địa trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE). Nhưng vấn đề logistics giao hàng phức tạp, thiếu kinh nghiệp trong nước với các hợp đồng tương lai và một cộng đồng giao dịch bán lẻ có thể dễ dàng bóp méo các thị trường khác sẽ là các thách thức chính.

Trung Quốc thường giết mổ khoảng 700 triệu con lợn hàng năm và sản lượng thịt lợn đạt hơn 50 triệu tấn – khoảng một nửa sản lượng thịt lợn toàn cầu. Các nhà chăn nuôi lợn và sản xuất thịt lợn thường phụ thuộc vào các hợp đồng để xác định sản lượng và các yêu cầu giao hàng, nhưng có rất ít quyền kiểm soát hoặc hiểu rõ về chi phí, đặc biệt là trong các tháng tương lai.

Thiếu kiểm soát chi phí càng thể hiện rõ rệt khi dịch tả lợn bùng phát vào năm 2018 làm giảm tới gần một nửa quy mô chăn nuôi lợn và gián đoạn chuỗi cung ứng lợn sống – thịt lợn trên khắp cả nước. Các nhà sản xuất hiện đang tái đàn với quy mô tính tới cuối tháng 6 là 339,96 triệu con, nhưng giá thịt lợn trung bình vẫn ở mức cao gần kỷ lục, khiến việc tung ra một công cụ bảo hiểm rủi ro và minh bạch giá đáng hoan nghênh.

“Ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc rất lớn nhưng không mạnh. Khi giá tăng thì ai cũng làm ăn tốt nhưng khi giá giảm thì ai cũng chịu thiệt. Điều này không tốt chút nào và không thể như thế mãi”, theo Jim Huang, giám đốc điều hành China-America Commodity Data Analytics, cho rằng ngành chăn nuôi lợn “cực kỳ cần công cụ này”. Các nhà làm luật đã phê chuẩn các hợp đồng tương lai lợn sống từ tháng 4 và thị trường kỳ vọng sẽ có giá trị khoảng 20 – 30 ngàn tỷ NDT (4.290 tỷ USD), theo ước tính của hai nhà phân tích, đưa hợp đồng lợn sống tương lai trở thành một trong những sản phẩm hàng hóa tương lai lớn nhất của Trung Quốc.

Dù vậy, thời gian triển khai vẫn chưa được thông báo.

Các khó khăn chính

Với 16 tấn mỗi lô, theo phân loại dự thảo của DCE, quy mô hợp đồng lợn sống sẽ từ 110 – 140 con. Quy mô này sẽ hạn chế năng lực của các nhà sản xuất chăn nuôi lớn như Muyuan Foods và New Hope Liuhe. Hợp đồng này ở quy mô tương xứng với quy mô giao dịch thông thường của thị trường giao ngay trong nước, theo một đại diện DCE cho biết trong trả lời câu hỏi của Reuters, cho biết thêm rằng hợp đồng này có thể đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm rủi ro của phần lớn các nhà chăn nuôi, giao dịch, và các doanh nghiệp thượng nguồn – hạ nguồn.

Các nhà tự bảo hiểm rủi ro giao dịch dự kiến chủ yếu là các nhà sản xuất quy mô lớn với nguồn con giống tiêu chuẩn và các lò giét mổ thu mua lợn sống và bán thịt, khiến họ hứng chịu rủi ro giá mạnh hơn. Nông dân nhỏ nuôi lẫn giống có thể sẽ không có quy mô cần thiết phải tự bảo hiểm giá. Quy mô lớn của hợp đồng cũng sẽ hạn chế sự tham gia của nhóm các nhà đầu cơ bán lẻ Trung Quốc, những người hiện đang có vị thế thống trị ở các hợp đồng tương lai khác. Các kho  giao hàng dự kiến chủ yếu đặt tại các vùng sản xuất lớn, như Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Bắc, An Huy và Giang Tô, theo ba nguồn tin cho hay.

Các nhà phân tích cho biết các nhà sản xuất xa các địa điểm giao hàng có thể đối mặt với chi phí tăng. Nhưng thương mại lợn sống của Trung Quốc đã chuyển dịch sang phần lớn các hoạt động giao hàng ở cấp địa phương thay vì vận chuyển quy mô lớn toàn quốc, đại diện DCE cho hay. Một số nhà chăn nuôi lợn đã nọp hồ sơ tới DCE để được phê duyệt làm kho giao hàng, hai nhà sản xuất và một nhà tư vấn cho Reuters biết. Họ cũng đang hình thành các nhóm giao dịch, tiến hành nghiên cứu thị trường và tham vấn các chuyên gia ngoài. “Đây là một thứ khá mới và chúng tôi sẽ sử dụng nó nhưng ban đầu không ở quy mô lớn”, theo một nhà quản lý tại một nhà chăn nuôi lớn.

Đại diện DCE cho biết sàn giao dịch đã bắt đầu thanh tra và giả lập giao hàng cho một số nhà kho được lựa chọn và rằng nhiều nhà sản xuất chăn nuôi lợn quy mô lớn đãnộp hồ sơ làm kho giao hàng. Ngành TACN, vốn đang giao dịch các nguyên liệu TACN lợn như các hợp đồng tương lai ngô và bột đậu tương, cũng có thể giao dịch. “Họ là đối tượng bị chi phối bởi thị trường lợn sống và sẽ dễ dàng chuyển giao một lượng hàng tại đây”, theo Huang. Đại diện DCE cũng cho biết thêm họ đã nhận được những “phản hồi tích cực” liên quan đến hợp đồng từ những tác nhân ngành, bao gồm các nhà sản xuất, sản xuất – tích trữ TACN và các doanh nghiệp giết mổ.

Các nhà giao dịch cho biết biến động giá gây ra rủi ro bởi giá thịt lợn là một yếu tố lớn trong lạm phát tại Trung Quốc.

Mức độ hiểu biết hạn chế về giao dịch hợp đồng tương lai trong ngành này cũng là một rào cản, mặc dù đại diện DCE cho rằng sàn giao dịch đã triển khai các khóa tập huấn về hợp đồng tương lai lợn sống. “Trong giai đoạn đầu niêm yết, các khóa tập huấn mở rộng về phổ cập giáo dịch thị trường tương lai sẽ được tiến hành”, theo Li Moyu, một nhà phân tích tại Orient Futures cho hay. “Điều này tránh được sự tham gia thị trường của các luồng vốn chỉ đầu cơ và cách biệt khỏi các yếu tố cơ bản”.

Theo Reuters

Admin

Cuộc chiến thương mại giết chết nỗ lực tạo ra thị trường tương lai cho thủy sản tại Trung Quốc

Bài trước

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt