Một tác động ít được biết đến hơn của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc là làm gián đoạn cải cách hệ thống giao dịch đậu tương và thủy sản của Trung Quốc, vốn đang trong quá trình triển khai nhằm giải quyết tình trạng giao dịch hàng hóa kém sôi động.

Trong thập kỷ vừa qua, những thảo luận tại Trung Quốc đã diễn ra nhằm dỡ bỏ hệ thống trợ cấp nhà nước đối với ngành ngũ cốc và hạt có dầu để giá các hàng hóa này có thể biến động theo thị trường thế giới. Các thảo luận về một thị trường giao dịch thủy sản tương lai tại Đại Liên và thậm chí có những đồn đoán về việc Trung Quốc mua lại Sàn giao dịch chứng khoán Chicago để mở rộng sự tham gia của Trung Quốc trong các thể chế có quyền đặt giá hàng hóa trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, tất cả những động thái này có thể phải dừng lại khi Trung Quốc sử dụng việc mua đậu tương trở thành vũ khí trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Tristan Kenderdine, cựu giảng viên hành chính công tại Đại học Hàng hải Đại Liên và hiện là giám đốc nghiên cứu tại Future Risk, một tổ chức tư vấn và nghiên cứu tư nhân, có nhiều năm nghiên cứu hệ thống giá nông sản của Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn với Seafood Source, ông Kenderdine nói về những gì đã diễn ra và chưa diễn ra trong tiến trình cải cách nông nghiệp Trung Quốc và mang đến những góc nhìn chuyên sâu về cách mà Trung Quốc cải cách hệ thống giá nông sản vẫn ràng buộc với các vấn đề chính sách mục nát trong nền kinh tế nông thôn Trung Quốc.

Seafood Source: Trước đây, ông cho biết sàn giao dịch Đại Liên đã tiến hành các cuộc thảo luận với một nhà sản xuất lớn, thuộc sở hữu nhà nước để hình thành một hợp đồng chuẩn cho hợp đồng hàng hóa thủy sản – nhưng điều này vẫn chưa diễn ra. Vậy liệu việc này còn có thể diễn ra hay không?

Kenderdine: Từng có những đồn đoán về một hợp đồng tương lai măt hàng thủy sản vào năm 2017 khi các hợp đồng tương lai lợn sống và táo đã đang được chuẩn bị trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) và Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu (ZCE). DCE đã bác bỏ tin đồn về một hợp đồng giao dịch tương lai đối với thủy sản như tin đồn năm 2017 và có vẻ việc này không còn nằm trong lịch trình chính sách.

Seafood Source: Ông cũng từng đề cập rằng các nhà sản xuất cá rô phi lớn tại Trung Quốc sẽ tập hợp để hình thành tín hiệu giá có ý nghĩa trong khi ngành sản xuất này vẫn khá lạc hậu. Những đặc điểm nào của ngành cá rô phi so với tôm, cá chép hoặc cá tra khiến ông tin như vậy?

Kenderdine: Theo tôi hiểu thì cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến nhất và dễ trở thành một hàng hóa giao dịch. Các nỗ lực trước đây trong các hợp đồng tương lai diễn ra đối với tôm và cá hồi phile. Thông thường, nguyên tắc để hình thành môt hợp đồng tương lai là có một hàng hóa có tính đồng nhất để có thể giao dịch, nghĩa là việc tiêu chuẩn hóa một miếng cá phile phải tương đồng lẫn nhau nhất có thể để có thể giao dịch hợp đồng tương lai. Để làm như vậy, cần phải tâp hợp một số nhà sản xuất lớn để chuẩn hóa một sản phẩm. Theo tôi hiểu, cá rô phi phù hợp bởi là loài cá được nuôi phổ biến và dễ chuẩn hóa hơn các loài cá khác.

Seafood Source: Những hạn chế lớn nhất của các sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên và Trịnh Châu so với sàn giao dịch tại Chicago là gì?

Kenderdine: Thanh khoản. Những thất bại của sàn giao dịch tương lai Trung Quốc đơn giản ở chỗ không đủ tính thanh khoản để hình thành giá. Các sàn giao dịch này hoặc rất ít giao dịch, hoặc nêm chặt các nhà đầu cơ, như thị trường kim loại năm 2016.

Seafood Source: Ông giải thích trong các nghiên cứu học thuật cách thị trường tảng lờ các mức giá do các sàn giao dịch Trung Quốc đặt ra trong suốt 2 thập kỷ qua. Ông có thể tóm lược các kết quả nghiên cứu không?

Kenderdine: Một yếu tố thể chế thú vị thực ra là ở tình hình chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các sàn giao dịch này được thành lập trong trong giai đoạn mở cửa kinh tế của tổng bí thư Triệu Tử Dương. Ông Dương bị hạ bệ sau sự kiện năm 1989 và nhiều dự án mà ông liên quan đã phải trải qua quá trình Đảng giành lại quyền kiểm soát. Các sàn giao dịch hàng hóa là các thất bại thể chế trong cuộc tay đổi lãnh đạo cấp cao này.

Một khi các sàn giao dịch không còn được quan tâm về mặt thể chế thì sẽ dần dần lụn bại. Nhiều việc cần phải làm để một thị trường có thể bắt đầu phát đi tín hiệu giá từ giao dịch tương lai. Nhưng tại Trung Quốc vào thập niên 1990 và 2000, các sàn giao dịch này lại bị tách rời khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp. Và một cách tự nhiên, sau năm 2007, một hệ thống đảm bảo giá được lập ra, theo đó chính phủ thu mua trực tiếp các loại ngũ cốc và hạt có dầu chính. Ai cần đến một hợp đồng tương lai hoặc một tín hiệu giá nếu chính phủ đang trực tiếp thu mua và dự trữ ở một mức giá nhất định?

Seafood Source: Liệu ông có thể giải thích vì sao một luồng tiền hối hả đổ vào các sàn giao dịch hàng hóa của Trung Quốc trong năm 2016?

Kenderdine: Vào thời điểm đó, không có nơi nào để luồng vốn đầu cơ nội địa chảy vào nên các luồng vốn này bắt đầu đặt cược vào các hợp đồng kim loại. Chính phủ Trung Quốc triển khai chính sách bơm và đẩy giá trên các sàn chứng khoán vào mùa hè năm 2014, tạo ra cơn sốt kỳ vọng lợi nhuận và giá cổ phiếu đã tăng suốt 12 tháng sau đó.

Chỉ số Shanghai Composite Index tăng từ khoảng 2.200 vào cuối năm 2014 lên hơn 5.000 vào tháng 6/2015, sau đó giảm mạnh xuống dưới 3.000 vào tháng 8/2016. Chính phủ Trung Quốc quay trở lại can thiệp, lần này nỗ lực giúp giảm thua lỗ thay vì kích động đầu tư. Đến năm 2016, thị trường nhà đất Trung Quốc bão hòa, thị trường vốn im lìm, thị trường trái phiếu Trung Quốc chẳng khác gì một chuyện đùa, và lãi suất tiết kiệm thấp hơn lạm phát. Tất cả đổ dồn vào thị trường tương lai. Và bởi không ai thực sự coi trọng các sàn giao dịch tương lai trong nhiều thập kỷ, các kênh đầu tư này có hệ thống pháp lý lỏng lẻo hơn nhiều so với các thị trường vốn. Bởi vậy, thật dễ để nghĩ rằng đây là một mảnh đất màu mỡ để đầu cơ thay vì thực hiện bất cứ hoạt động đầu tư thực chất nào. Luồng tiền nóng đổ vào các sàn giao dịch tương lai để theo đuổi có lợi nhuận nhanh chóng đổi lấy rủi ro ngắn hạn giữa bối cảnh không có nhiều lựa chọn để đặt cược.

Đồng thời, thú vị hơn là trong dài hạn, nền kinh tế Trung Quốc tham gia tích cực hơn vào các thị trường hàng hóa kim loai quốc tế như London Metals Exchange và Chicago Metals Exchange, trùng thời điểm của những tin đồn về việc Trung Quốc thâu tóm Chicago Stock Exchange. Tôi liên tục nghe thấy tin về sự tham gia ngày càng sâu của Trung Quốc vào các thể chế có quyền lực định giá hàng hóa quốc tế, như việc thâu tóm toàn bộ các tổ chức giao dịch ở nước ngoài hoặc phát triển thể chế cho các thị trường mới như DCE và ZCE khi Trung Quốc nỗ lực “nhập khẩu” mô hình từ nước ngoài. Một số động thái trong lĩnh vực chính sách nông nghiệp theo hướng để thị trường tự điều tiết hơn và luật cân bằng giữa các thị trường cổ phiếu và trái phiếu nghĩa là xây dựng mộtt hị trường giao dịch lớn dạng thứ 3 có thể cần một bộ máy thể chế cao cấp. Họ muốn phát triển các sàn giao dịch hiện tại đi vào hoạt động thực tế nhưng lại có hàng loạt vấn đề chính sách gắn với tiến trình này.

Seafood Source: Văn bản chính sách số 1 năm 2016 đã kêu gọi việc cải cách các sàn giao dịch tương lai và năng lực quyết định giá. Mục tiêu này có mức khả thi thế nào?

Kenderdine: Ngày càng ít khả thi kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu – phần lớn động lực chính sách đằng sau các cải cách này đã biến mất. Thực tế này thật đáng xấu hổ xét tới quyết tâm mà Trung Quốc từng có vè cải cách này và việc tiệm cận với đưa ra các cơ chế xác lập giá trên thị trường cho sản xuất nông nghiệp. Họ tự đưa mình vào tất cả các rắc rối chính sách cùng với chính sách giá sàn thu mua và vấn đề đồng thuận chính sách để cho các thị trường tự điều tiết. Trái lại, đây lại là một điều kiện hết sức thuận lợi cho các thị trường hàng hóa nông sản quốc tế bởi đương nhiên kết quả của các diễn biến này là Trung Quốc tăng nhập khẩu. Và nếu Trung Quốc thực sự mở cửa các thị trường ngũ cốc và hạt có dầu với môi trường cạnh tranh quốc tế cùng với cải cách sản xuất nông nghiệp nội địa, thì tất cả đều hưởng lợi. Không may là thương mại đậu tương đang trở thành vũ khí mà Trung Quốc dùng để chống lại Mỹ, khía cạnh quyền lực đặt giá theo hướng thả nổi giá ngũ cốc và hạt có dầu về cơ bản đã bốc hơi. Toàn bộ “chính sách bảo hiểm kết hơp thị trường tương lai” của Trung Quốc nay không khác gì dĩ vãng.

Seafood Source: Ông nhấn mạnh rằng một cải cách phải diễn ra đồng thời với sự phát triển của cải cách bảo hiểm và tài chính nông nghiệp. Các vấn đề lớn này gắn bó thế nào với vấn đề quyền sở hữu đất?

Kenderdine: Đây là một vấn dề rất lớn và không thật sự hoạt đọng nếu các thị trường quốc tế không giải phóng sức ép lên sản xuất nông nghiệp. Giải quyết các vấn đề nông thôn tại Trung Quốc luôn là vấn đề chính sách lớn nhất trong 100 năm qua và không thể giải quyết triệ để trong vòng 1 thập kỷ. Trước khi cuộc chiến thương mại nổ ra thì còn có hy vọng nhưng nay, tôi rất hoài nghi về bất cứ cải cách đáng kể nào trong vòng luẩn quẩn chính sách này.

Seafood Source: Trung Quốc hồi năm 2015 đã phát đi tín hiệu muốn dỡ bỏ các chính sách trợ cấp giá nông sản. Động lực đằng sau chính sách này là gì?

Kenderdine: Quyết định này đưa ra để giải quyết chênh lệch giá đến mức nực cười giữa giá ngũ cốc và hạt có dầu trên thị trường quốc tế và nội địa. Chính sách giá sàn được triển khai khi giá quốc tế ở mức cao và giá nội địa ở mức thấp, để hỗ trợ nông dân nội địa và bảo vệ Trung Quốc khỏi sự phụ thuộc quá mức vào nguồn nhập khẩu đắt đỏ. Nhưng với bản chất của thị trường, giá cả lại vọt lên theo cách khác, và năm 2014, giá tất cả các loại ngũ cốc và hạt có dầu được bảo hộ theo chính sách giá sàn đều trở nên quá rẻ trên thị trường quốc tế - một số mặt hàng có giá rẻ hơn tới 50%. Trung Quốc vẫn là Trung Quốc, nông dân tiếp tục sản xuất ở mức giá thu mua cổng trại, chính phủ dự trữ chồng chất các loại ngũ cốc và các nhà chế biết – mối liên kết trong chuỗi cung cấp thì chế biến ngũ cốc thành thực phẩm – sử dụng các kênh nhập khẩu tiểu ngạch để mua đầu vào có giá rẻ hơn từ các nước khác. Toàn bộ hệ thong có nguy cơ sụp đổ.

Seafood Source: Các công cụ và thị trường hàng hóa tương lai tại châu Á nói chung hiện phát triển đến đâu?

Kenderdine: Tôi có hiểu biết hạn chế ở lĩnh vực này bởi với phần lớn các hàng hóa, rất nhiều giao dịch thực hiện theo hợp đồng. Thái Lan có thị trường giao dịch tương lai - the Agricultural Futures Exchange of Thailand. Nhưng thị trường này không mở rộng được phạm vi hoạt động. Thái Lan cũng có vấn đề liên quan đến hệ thống thu mua gạo – một chính sách phá hoại khả năng cạnh tranh, từng đẩy Thái Lan xuống vị trí xuất khẩu gạo thứ 2 sau Việt Nam. Nhật Bản có các sàn giao dịch tương lai phát triển đối với nông nghiệp và Osaka Dojima Commodity Exchange có hợp đồng giao dịch tương lai đối với tôm đông lạnh. Nhưng các sàn giao dịch tương lai không phải là một kênh thể chế thiết yếu để nông nghiệp hoạt động sinh lời – sản xuất nông nghiệp Úc vẫn phát triển mà không cần đến bất cứ sàn giao dịch nào để đặt ra giá cho thị trường.

Theo Seafood Source
Admin

Nestlé Thái Lan mở rộng sản xuất thức phẩm cho thú nuôi

Bài trước

Bộ Nông nghiệp đưa 5,9 triệu tấn carbon ra đấu giá

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư