0

Các doanh nghiệp cao su tự nhiên đang thu lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh không cốt lõi, bất chấp giá cao su lao dốc trên thị trường quốc tế.

CTCP Cao su Phước Hòa, mã chứng khoán PHR báo cáo doanh thu quý 1/2020 đạt 335 tỷ đồng (14,3 triệu USD), tăng 18% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận trước thuế tăng vọt 260% lên 172,5 tỷ đồng trong quý 1/2020. Công ty đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 2.460 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.150 tỷ đồng trong năm 2020, tăng lần lượt 126% và 134% so với năm 2019. Cao su Phước Hòa kỳ vọng nhận đền bù khi sang tay các khu công nghiệp cho nhà phát triển khu công nghiệp là CTCP Nam Tân Uyên và khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.

Bán tài sản được kỳ vọng mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp này khi hoạt động kinh doanh cốt lõi là khai thác và kinh doanh cao su tự nhiên bị tác động tiêu cực bởi đại dịch toàn cầu COVID-19. Trong quý 1/2020, cao su Phước Hòa ghi nhận giảm xuất khẩu tới 40%, chỉ đạt 1.024 tấn – hoàn thành 8,9% kế hoạch cả năm. Lượng thu mua và chế biến cũng giảm lần lượt 35% và 51% trong cùng kỳ so sánh. Hội đồng giám đốc của công ty dự báo tiêu dùng cao su sẽ tiếp tục suy giảm trong những tháng còn lại của năm.

CTCP Cao su Hòa Bình, mã chứng khoán HRC, cũng ghi nhận tăng trưởng doanh thu tốt trong quý 1/2020. Công ty báo cáo doanh thu ròng tăng 27% trong quý 1/2020, đạt 43 tỷ đồng. Lợi nhuận rọng tăng hơn 30% đạt 825 triệu đồng trong quý 1/2020. Theo người phát ngôn của công ty là Bành Mạnh Đức, cao su Hòa Bình ghi nhận tăng mạnh lợi nhuận ròng do các khoản phải thu từ khách hàng, trị giá ít nhất 4,5 tỷ đồng.

CTCP Cao su Tây Ninh, mã chứng khoán TRC, cho biết lợi nhuận tăng vọt 5 lần trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019, đạt 20,3 tỷ đồng, mặc dù doanh thu giảm 26,3% xuống còn 52 tỷ đồng. Công ty báo cáo thu về 21 tỷ đồng từ bán tài sản cố định, giúp giảm chi phí 30% và tăng lợi nhuận. Theo TRC, hoạt động của các doanh nghiệp cao su tự nhiên phụ thuộc nặng nề vào giá cao su tự nhiên và các diễn biến trên các thị trường quốc tế.

Trong quý 1/2020, giá cao su tương lai trên Sàn giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) giảm 30% từ 207,8 Yên/kg (1,93 USD/kg) vào ngày 14/1 xuống còn 145,2 Yên/kg vào cuối tháng 3 khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn thương mại toàn cầu và kéo nhu cầu giảm. Giá cao su dự báo tiếp tục giảm trong những tháng tới, theo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương nhận định. Giá cao su đã chạm mốc thấp nhất trong 11 năm ở mức 140,6 Yên/kg vào ngày 2/4.

Kết thúc quý 1/2020, Việt Nam xuất khẩu 227.000 tấn cao su và các sản phẩm cao su, trị giá 331 triệu USD, giảm 33% về lượng và 26% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Đối mặt với các vấn đề do dịch bệnh, các công ty cao su đã chuyển từ trồng cao su sang phát triển khu công nghiệp, mảng kinh doanh được kỳ vọng mang lại lợi nhuận lớn do các công ty đều đang quản lý những diện tích đất lớn. Gián đoạn nguồn cung toàn cầu do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và COVID-19, sẽ khuyến khích các tập đoàn quốc té chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các nước láng giềng, bao gồm Việt Nam.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su