0

Dịch tả lợn vẫn là yếu tố chi phối thương mại thịt lợn toàn cầu

Dịch tả lợn tiếp tục là yếu tố chi phối thương mại thịt lợn toàn cầu, được dự báo tăng trong năm 2020. Trong báo cáo mới nhất về ngành chăn nuôi và gia cầm, Bộ Thương mại Mỹ dự báo xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2020 sẽ tăng 12% so với năm 2019 lên 10,5 triệu tấn. Khoảng 3,9 triệu tấn (40%) sẽ tập trung vào luồng nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, các dự báo cho các nước khác phần lớn đều giảm. Kinh tế suy yếu và tác động của COVID-19 đối với nhu cầu ngành dịch vụ ăn uống sẽ có thể làm giảm nhu cầu thịt lợn.

Thiếu nguồn con giống làm giảm đà tái đàn chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Mặc dù giá thịt lợn đang ở mức cao, nông dân không thể tai đàn do thiếu lợn giống. Theo Bộ NNPTNT, quy mô đàn lợn nái giảm 35 – 45% trong năm 2019 khi dịch tả lợn nổ ra. Hiện quy mô đàn lợn nái tại Việt Nam là 2,7 triệu con và chủ yếu thuộc về các công ty sản xuất lợn thương phẩm hoặc các trại chăn nuôi quy mô lớn, không bị tác động của ASF. Giá lợn con tăng gấp đôi lên 106 – 127 USD/con.

Suy yếu kinh tế toàn cầu làm giảm mạnh nhu cầu protein động vật

Suy yếu kinh tế toàn cầu gây ra bởi Covid-19 sẽ làm giảm mạnh nhu cầu protein động vật trong năm 2020. COVID-19 dẫn tới sự đóng cửa trên diện rộng của các nhà hàng và cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng như làm giảm mạnh các hoạt động du lịch. Đồng thời, gián đoạn vận chuyển đang tác động sâu sắc lên thương mại toàn cầu do tắc nghẽn tại các cảng và giảm nguồn cung container. Trong báo cáo mới nhất của USDA về thị trường chăn nuôi và gia cầm, USDA hạ các dự báo xuất khẩu thịt bò và thịt gà trên thị trường toàn cầu xuống lần lượt 10,7 triệu tấn và 11,7 triệu tấn, giảm lần lượt 2% và 1% s với năm 2019.

Giá thịt lợn tại Việt Nam tiếp tục tăng do thiếu nguồn cung

Giá lợn hơi tại Việt Nam tăng 0,2 USD/kg lên 3,5 USD/kg sau khi chính phủ kêu gọi giảm giá lợn hơi xuống còn 3 USD/kg. 15 công ty đồng ý giảm giá chỉ chiếm 35% thị phần nên không đủ để tạo nên thay đổi lớn về giá lợn hơi, theo thông tin từ Bộ Công thương. Một số nông dân chăn nuôi lợn cho hay họ đang đối mặt với khó khăn do nguồn cung lợn giống khó khăn và giá TACN lợn cùng giá thuốc thú y tăng vọt.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu giảm 7% trong năm 2020

USDA dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu đạt 94 triệu tấn trong năm 2020, giảm 7% so với năm 2019. Trong báo cáo chăn nuôi và gia cầm mới phát hành, USDA cho biết nguyên nhân là do sản lượng thịt lợn giảm tại Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, là các nước vẫn đang gặp khó với dịch tả lợn. Sản lượng thịt lợn tại Trung Quốc năm 2020 ước đạt 34 triệu tấn, Việt Nam 2,2 triệu tấn và Philippines 1,5 triệu tấn, giảm lần lượt 20%, 5% và 9% trong cùng kỳ so sánh. USDA dự báo sản lượng thịt lợn tăng tại Mỹ, Brazil và EU do nhu cầu xuất khẩu mạnh khuyến khích các nước xuất khẩu mở rộng quy mô chăn nuôi.

Khó khăn kép của nông dân chăn nuôi Việt Nam khi giá TACN tăng vọt

Giá TACN tăng từ 4,9 – 15 USD/tấn trong 2 tuần qua. Một số nhà sản xuất TACN cho hay giá TACN tăng do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng giữa bối cảnh COVID-19. Đồng thời, giá thịt gia cầm ở mức thấp do nhu cầu yếu. Giá gà thịt cổng trại ở mức 0,43 USD/kg, chỉ bằng một nửa chi phí sản xuất.

Sản lượng thịt gà toàn cầu dự báo tăng trong năm 2020

USDA dự báo sản lượng thịt gà toàn cầu tăng nhẹ 1% lên 100,5 triệu tấn trong năm 2020. Sản lượng dự báo tăng tại Brazil, Trung Quốc và Mỹ, bù đắp suy giảm sản lượng tại EU, Anh, Ấn Độ, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. USDA cho hay so với các loại thịt đỏ, nhu cầu thịt gà vẫn sẽ ít biến động hơn do đây là nguồn protein giá thấp, dễ chấp nhận ở gần như mọi thị trường.

Xuất khẩu sắn Thái Lan sang New Zealand tăng vọt 400%

Xuất khẩu sắn từ Thái Lan sang New Zealand tăng vọt gần 400% lên 4,1 triệu tấn trong 2 tháng đầu năm 2020. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do nhu cầu TACN bò sữa tăng tại New Zealand, theo Auramon Subthaweetham, tổng giám đốc Bộ Đàm phán thương mại. Bà cho hay 80% xuất khẩu là bột sắn khô, nguyên liệu chính cho TACN bò sữa. Ngành chăn nuôi bò sữa của New Zealand tăng trưởng 5% trong năm 2019 lên 10,4 tỷ USD. Thái Lan là nước xuất khẩu bột sắn lớn nhất thế giới và giá trị xuất khẩu đạt 2,606 tỷ USD trong năm 2019.

Theo Asian Agribiz

Admin

Tin vắn ngành protein động vật ngày 9/4

Bài trước

Tin vắn ngành protein động vật ngày 7/4

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc