Ngành xuất khẩu thủy sản Ấn Độ thiệt hại nghiêm trọng do lệnh phong tỏa
Ngành thủy sản Ấn Độ vốn phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu đang hứng chịu một giai đoạn đặc biệt khó khăn do lệnh phong tỏa. Chủ sở hữu Sea Gem Aqua Farms tại Tamil Nadu, Durai Murugan cho biết họ đã thiệt hại 60% tổng sản lượng do thị trường đóng cửa. “Các nhà máy cũng đóng cửa do tình trạng thiếu lao động”, ông Murai cho hay. Do xuất khẩu tê liệt, giá thủy sản giảm mạnh. Nông dân buộc phải rút nước khỏi ao nuôi hoặc cho không tôm cho khách hàng, “Một số bán ở mức giá chỉ bằng 20% chi phí, thậm chí còn giao hàng miễn phí tận nhà”.
Nông dân nuôi tôm Thái Lan được khuyến nghị giảm sản xuất
Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thái Lan Niwat Sutheemechaikul, đại dịch COVID-19 làm chậm tăng trưởng nhu cầu tôm tại Thái Lan và thế giới nên nông dân nuôi tôm Thái Lan được khuyến nghị giảm 50% hoạt động. Ông cho biết sản xuất tôm hậu ấu trùng tại Thái Lan nên giảm từ 2 tỷ con xuống chỉ còn 500 – 700 triệu con do xuất khẩu tôm Thái Lan có thể giảm xuống chỉ còn 100.000 tấn trong năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu tôm Thái Lan có thể chỉ diễn ra trên thị trường Trung Quốc. Nhu cầu nội địa dự báo chậm lại do người tiêu dùng chuyển sang các nguồn protein rẻ hơn như thịt gà, thịt lợn và trứng.
Genesus chuyển giao lợn giống cho Thái Lan
Genesus Inc, nhà cung cấp gene lợn toàn cầu từ Canada, sẽ vận chuyển 40 con lợn giống thuần chủ tới khách hàng tại Thái Lan trong tuần này. Lô hàng này bao gồm lợn nái hậu bị thuần chủng giống Duroc, Yorkshire và Landrace cho khách hàng tại Thái Lan trong tuần này. “Giống Duroc của chúng tôi đạt hiệu quả sản xuất cao tại Thái Lan và hiện chúng tôi bắt đầu giới thiệu giống Yorkshire và Landrace vào thị trường này”, theo Nopparat Bhavabhutanon, giám đốc điều hành mảng phân phối của Genesus tại Thái Lan cho hay. Lô hàng này dự kiến sẽ cập bến Bangkok vào cuối tuần này và được vận chuyển tới Trang Wattana Farm, SK Interfood, BF Feed, PSF Co và SJ Farm Inter Pigs.
Xuất khẩu thịt EU sang Việt Nam hưởng thuế 0%
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu thịt từ EU vào Việt Nam. Thuế nhập khẩu thịt lợn sẽ được giảm xuống 0% trong 7 năm, đối với thịt gà sẽ được xóa bỏ hoàn toàn trong 10 năm và thịt bò trong 3 năm. Hiện nay, các sản phẩm chăn nuôi của EU xuất khẩu sang Việt Nam là đối tượng chịu mức thuế 10 – 40%. Giảm thuế nhập khảu các sản phẩm chăn nuôi từ EU sẽ thúc đẩy thương mại các sản phẩm này và tăng áp lực cạnh tranh lên các sản phẩm chăn nuôi nội địa.
Thái Lan xếp thứ 4 về xuất khẩu thực phẩm thú nuôi trên thế giới
Thái Lan trở thành nước xuất khẩu thực phẩm thú nuôi lớn thứ 4 thế giới, sau EU, Mỹ và Trung Quốc. Trong năm 2019, giá trị xuất khẩu thực phẩm thú nuôi của Thái Lan đạt 1,693 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2018. Auramon Supthaweethum, lãnh đạo Cục Đàm phán thương mại của Thái Lan cho hay xuất khẩu thực phẩm thú nuôi của Thái Lan tăng mạnh sau khi 15 nước dỡ bỏ thuế nhập khẩu thực phẩm thú nuôi nhờ các thỏa thuận thương mại tự do. Các nước này bao gồm các thành viên ASEAN, Úc, New Zealand, Chile, Peru và Hong Kong.
Doanh số sữa giảm 50% tại Thái Lan
Hiệp hội các ngành sữa Thái Lan (TDIA) sẽ giảm thu mua 30% sữa nguyên liệu theo thỏa thuận biên bản ghi nhớ với nông dân sản xuất sữa do nhu cầu giảm mạnh giữa bối cảnh COVID-19. “Thời gian mở cửa các cửa hàng tiện lợi giảm do lệnh giới nghiêm, dẫn tới doanh số bán sữa tiệt trùng giảm tới 40 – 45%”, theo Chatchawan Maneetap, chủ tịch của TDIA. Ông cho biết thêm hành vi mua tích trữ hàng hóa thiết yếu xẩy ra 2 tuần trước khi tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban bố. Doanh thu các sản phẩm sữa UHT trong tuần này giảm 20 – 30%. Phong tỏa tại một số khu vực làm gián đoạn hoạt động vận chuyển sản phẩm.
Theo Asian Agribiz
Bình luận