Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam bảo tồn giống lợn bản địa
Việt Nam và Nhật Bản vừa đưa ra một dự án nghiên cứu có tên “Thiết lập hệ thống ống bảo quản chủng vi sinh cho các nguồn lợn bản địa và hệ thống sản xuất bền vững được tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản”. Dự án này sẽ xác định và bảo tồn các giống lợn bản địa tuyển chọn và thiết lập một ngân hàng tinh trùng đông lạnh. Dự án cũng sẽ giới thiệu các hực hành nông nghiệp tốt cho các nông hộ nhỏ để cải thiện hiệu quả chăn thả lợn bản địa. “Việt Nam có nguồn lợn bản địa đa dạng và điều này rất quan trọng khi xét đến nguồn cung thực phẩm, đồng thời tăng cơ hội xây dựng thương hiệu thịt lợn bản địa”. theo trưởng tư vấn dự án Kazuhiro Kikuchi.
Nông dân chăn nuôi nhỏ Việt Nam chịu tổn thương mạnh nhất do dịch cúm gia cầm
Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2020, Việt Nam đã phát hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm tại 10 tỉnh, làm hơn 100.000 gia cầm bị chết. Ông Nguyễn Văn Quý, giám đốc kỹ thuật của CTCP giống gia càm Lương Huệ, đây là dịch bệnh theo mùa và chủ yếu lây lan cho đàn vịt của các nông hộ nhỏ. “Vắc xin cúm gia cầm thường được sử dung cho gà hơn cho vịt. Phần lớn nông dân nuôi vịt đang áp dụng phương pháp nuôi thả đồng, vốn có rủi ro cao đối với dịch bệnh”.
Dịch tả lợn có thể kéo sản xuất thịt lợn Việt Nam năm 2020 giảm 35%
Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn (IPSARD), với quy mô đàn lợn nái hiện nay, sản lượng thịt lợn năm 2020 có thể đạt 3,9 triệu tấn. Tuy nhiên, nếu quy mô đàn lợn nái giảm 10%, tương đương xấp xỉ 590.000 con, sản lượng thịt lợn sẽ giảm 20% xuống còn 3,1 triệu tấn; suy giảm 20% đàn lợn nái sẽ làm suy giảm 35% sản lượng thịt lợn xuống còn 2,5 triệu tấn. Dữ liệu của IPSARD cho thấy sản lượng thịt lợn năm 2019 đạt 3,3 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2019.
Trung Quốc xả thêm thịt lợn từ kho dự trữ vào ngày 5/3
Theo thông báo chính thức từ chính phủ Trung Quốc, nước này sẽ xả 20.000 tấn thịt lợn từ các kho dự trữ chính phủ vào ngày 5/3.
Theo Asian Agribiz, Reuters
Bình luận