COVID-19 đang lây lan nhanh trên toàn cầu. Các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus corona tác động tới ngành sản xuất thực phẩm tươi thông qua nhu cầu, tình trạng lao động, logistics và tình trạng chung của nền kinh tế. Nhưng các tác động này sẽ thay đổi mỗi ngày đối với mỗi công ty.
Tác động kinh tế dài hạn
Các chính sách đang đươc triển khai nhằm làm chậm lại sự lây lan của virus corona, như việc đóng cửa nhà hàng và hủy các sự kiện, có tác động lớn tới các nền kinh tế trên toàn thế giới. Theo RaboResearch Economic Research dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020 ở mức 0,7%, so với mức 2,9% trong kịch bạn không có COVID-19. Đối với ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi, các tác động sẽ chủ yếu đến từ những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, nguồn cung lao động sẵn có, logistics và thương mại.
Hạ dự báo tăng trưởng GDP do sự lây lan của COVID-19:
Nguồn: Rabobank, 2020
Phản ứng của người tiêu dùng
Doanh số bán lẻ tăng
Nhu cầu dịch vụ ăn uống đối với thực phẩm tươi đột ngột ngưng lại tại châu Âu, Bắc Mỹ và New Zealand và đang giảm nhanh tại Úc. Nhưng doanh số bán thực phẩm tươi nói chung dự báo duy trì ở mức trước khi virus corona bùng phát hoặc cao hơn khi các bữa ăn tại nhà có tỷ trọng cao hơn các loại rau quả so với các bữa ăn ngoài. Vào giữa tháng 3/2020, doanh số bán lẻ thực phẩm tươi tăng hơn 30% tại Mỹ, trong khi doanh số rau quả đông lạnh tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2019 do tâm lý tích trữ và tiêu dùng tại nhà trở nên phổ biến hơn. “Dư âm thông điệp tốt cho sức khỏe” đối với thực phẩm tươi có thể là một yếu tố kích cầu kéo dài hơn đại dịch Covid-19. Ngoài ra, kinh doanh trực tuyến và giao hàng thực phẩm cũng tăng mạnh, theo dữ liệu Nielsen. Tại Trung Quốc, doanh số thực phẩm tươi qua các các nền tảng trực tuyến như MissFresh, Dada-JD Daojia, Dingdong, và Freshippo tăng lần lượt 300%, 374%, 220% và 330% trong cùng kỳ so sánh. Tác động của sự thay đổi hành vi mua sắm này có thể kéo dài ngay cả sau khi dịch bệnh qua đi.
Thiệt hại ngành dịch vụ ăn uống lớn đối với các công ty và sản phẩm cụ thể
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống bị tác động nghiêm trọng bởi các lệnh phong tỏa. Nhiều doanh nghiệp không thể dễ dàng chuyển sang các tệp khách hàng khác bởi các tệp khách hàng khác nhau có nhu cầu khác nhau. Tỷ trọng doanh thu ngành dịch vụ ăn uống trong tổng doanh thu rau quả tươi khác nhau giữa các nước. Tại châu Âu, tỷ lệ này vào khoảng 20%, tại Úc và New Zealand là khoảng 25%. Không phải tất cả doanh thu ngành dịch vụ ăn uống bị mất đi đều chuyển sang túi ngành bán lẻ thực phẩm. Các mặt hàng cụ thể phụ thuộc lớn vào dịch vụ ăn uống như rau diếp, các loại thảo mộc, măng tây và củ cải đỏ. Một ngành non trẻ bị tác động mạnh bởi tình hình hiện tại là ngành canh tác nông nghiệp theo chiều dọc trong nhà, do phần lớn các nông trại như vậy đều phụ thuộc và các khách hàng ngành dịch vụ ăn uống địa phương. Trước bối cảnh rất khó khăn này, những nhà sản xuất này đang phải tìm các kênh bán hàng khác, như vận chuyển các hộp rau củ hoặc bán trực tiếp từ trang trại qua các tuyến bán hàng trên đường lái xe.
Các bất ổn trong lĩnh vực logistics vẫn cao
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thực phẩm tươi còn phải đôi mặt với các thách thức từ đóng cửa bên giới, phong tỏa các cảng, hủy các chuyến bay và hàng tá vấn đề khác. Ngày càng có thêm nhiều nước tuyên bố đóng cửa biên giới, mặc dù không áp dụng với hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm tươi. Tại một số biên giới, các quy trình kiểm tra đang làm kéo dài thời gian vận chuyển, tăng chi phí. Nhu cầu bán lẻ tăng vọt tai một số nước cũng dẫn tới chi phí vận chuyển cao.
Bất ổn trong logistics và các khó khăn tiềm tàng đang tác động mạnh tới thị trường. Ví dụ, chỉ ngay sau khi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, tình trạng thiếu container đường biển đã đưcọ báo cáo nhưng tình trạng này vẫn chỉ đang tiến triển tốt hơn trong tháng 3. Khó khăn gián đoạn đường bay dẫn tới một số hàng hóa được vận chuyển trên các máy bay thương mại, như trái cây đặc sản và hoa gặp nhiều khó khăn thương mại. Giá các hàng hóa giao dịch quốc tế, như trái cây nhiệt đới, được báo cáo biến động mạnh kể từ khi bùng phát Covid-19.
Biến động tỷ giá cũng sẽ tác động lên các luồng thương mại. Do suy thoái kinh tế thế giới ngày càng hiển lộ, tiền đang dồn vào các nơi trú ẩn an toàn, như đồng USD, tác động tiêu cực lên xuất khẩu từ Mỹ nhưng tác động tích cực lên các nước xuất khẩu khẩu thực phẩm ròng, như New Zealand.
Rủi ro lao động là một yếu tố rủi ro lớn
Một nỗi lo chính trong sản xuất thực phẩm tươi là sự an toàn và sẵn có của nguồn lao động, cả trong sản xuất nông nghiệp lẫn đóng gói và phân phối. Những nhà sản xuất nông nghiệp và đóng gói đều phải hứng chịu chi phí tăng để có nhân lực và thực thi các chính sách cách ly xã hội, như tăng ca, làm sạch khu vực sản xuất,… Tại Mỹ, các bất ổn còn liên quan đến lao động thời vụ từ Mexico. Úc và New Zealand phụ thuộc khá mạnh vào nguồn lao động từ khu vực Thái Bình Dương và người du lịch bụi để thu hoạch và đóng gói rau quả tươi. Tại châu Âu, những người sản xuất nông nghiệp gần như phụ thuộc hoàn toàn vào lao động nhập từ từ cả các nước thành viên và ngoại khối EU. Một giải pháp khả thi cho tình trạng thiếu lao động là sử dụng sinh viên hoặc lao động từ các ngành khác hiện đang bị thất nghiệp do cuộc khủng hoảng Covid-19. Tại châu Âu, những nhà sản xuất nông nghiệp đang cố gắng tổ chức chung các chuyến bay chở lao động Romania qua các điểm kiểm tra biên giới.
Những bài học đến nay
Trong một bối cảnh biến động mạnh như vậy, rất khó để dự báo thực sự tình hình sẽ đi về đâu trong trung và dài hạn. Covid-19 sẽ tác động tới kinh doanh thế nào sẽ phụ thuộc vào loại hình sản phẩm, tệp khách hàng, thị trường đích và các kênh cung ứng. Các công ty phụ thuộc vào lao động nước ngoài và các thị trường xuất khẩu nhìn chung chịu nhiều rủi ro hơn các công ty sản xuất thực phẩm cơ bản cho các thị trường gần kề. Các doanh nghiệp phản ứng nhanh với tình hình bằng cách giảm chi phí hoạt động, quyết định hoạt động nào tiếp tục hoặc ngừng, tìm kiếm các cơ hội thị trường mới, sẽ có nhiều cơ may hơn.
Về dài hạn, Rabobank cho rằng tác động của cuộc khủng hoảng này còn kéo dài. Nhu cầu đối với trái cây ngoại nhập, hoa, các sản phẩm chế biến giá trị cao và một số loại cherry, sẽ tiếp tục khó khăn ngay cả khi cảnh báo đại dịch qua đi. Tuy nhiên, khẩu vị, tính tiện lợi và lợi ích sức khỏe vẫn sẽ là các yếu tố chi phối nhu cầu đối với nhiều sản phẩm. Một lối sống và ăn uống lành mạnh có thể trở thành một ưu tiên hàng đầu trong tâm trí khách hàng, mang lại ích cho toàn bộ ngành sản xuất rau quả tươi.
Các đặc điểm kinh doanh giúp làm tăng hoặc giảm rủi ro của các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng virus corona:
Theo Rabobank, 2020
Bình luận