0

Giá TACN tại Việt Nam tăng vọt do thiếu nguồn cung

Kể từ cuối tháng 2, các nhà sản xuất TACN tại Việt Nam đã tăng giá TACN thêm 0,011 – 0,015 USD/kg. “Các nguyên liệu TACN hiện không phải là ưu tiên và các nhà sản xuất TACN gặp nhiều khó khăn khi nhập khẩu nguyên liệu thô từ Trung Quốc”, theo ông Mai Thanh Điều, giám đốc công ty dinh dưỡng vật nuôi Việt Nam. Một nhà phân phối phụ gia TACN cho hay các nguyên liệu như vi dưỡng chất đang không thể thông quan do tình hình đóng cửa biên giới. Tình hình này buộc các nhà sản xuất phải chuyển sang các lựa chọn khác với nguồn cung hạn chế hơn, giá cao hơn.

Ngành giao đồ ăn toàn cầu dự báo đạt 164 tỷ USD vào năm 2024

Với tăng trưởng doanh thu 7,5%/năm, quy mô thị trường giao đồ ăn dự báo đạt 164 tỷ USD vào năm 2024. Theo Statista, phân khúc thị trường lớn nhất đang nằm trong tay các nền tảng như Grabfood, với giá trị thị trường 62,8 tỷ USD trong năm 2020. Tại Indonesia, số đơn hàng giao thực phẩm xác nhận hoàn thành bởi GoFood của Gojek tăng 30 lần. Số lượng đơn hàng trung bình trong năm 2019 đạt 50 triệu đơn/tháng với 16 triệu lựa chọn thực phẩm.

Việt Nam dự báo tăng trưởng nhu cầu cá tra trong nửa cuối năm 2020

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam (VASEP), nhu cầu đối với cá tra trong quý 3 – 4/2020 có thể tăng khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và nhu cầu từ Trung Quốc nối lại. VASEP khuyến nghị các trại nuôi tăng tốc thả nuôi để chuẩn bị cho sự bật tăng của thị trường. Tuy nhiên, đối với tổng sản lượng, VASEP khuyến nghị sản lượng nên giảm 10% so với năm 2019 xuống còn 1,2 triệu tấn.

Những thay đổi trong thói quen tiêu dùng tại Việt Nam

Nielsen Vietnam, hợp tác với Infocus Mekong Mobile Panel, đã tiến hành một điều tra để tìm hiểu những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người Việt Nam giữa bối cảnh khủng hoảng Covid-19. Khảo sát cho thấy 47% người trả lời hiện đang ưu tiên lựa chọn thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng gói và mì ăn liền thay vì thực phẩm tươi. Về hành vi mua sắm, 45% số người cho biết họ tăng tích trữ thực phẩm tại nhà trong khi 50% cho biết họ giảm số lần đi siêu thị và chợ truyền thống, tăng mua sắm trực tuyến.

ADM nhắm tới các thị trường mới cho nhà máy tại Việt Nam

ADM đang tìm kiếm các thị trường TACN mới, sau khi đưa vào hoạt động nhà máy trị giá 22 triệu USD tại tỉnh Hà Nam vào cuối năm 2019, khi dịch tả lợn (ASF) vẫn đang ở giai đoạn đỉnh điểm. Nhà máy này tập trung vào sản xuấ thức ăn thú cưng, ngựa và thỏ, bên cạnh các sản phẩm truyền thống như thức ăn chăn nuôi, gia cầm và thủy sản. “Trong vòng 2 năm, chúng tôi có kế hoạch trở thành một tác nhân lớn trên thị trường TACN với nguồn cung đa dạng các sản phẩm thức ăn cho tôm, cá, ếch, thú cưng và các sản phẩm tiền trộn”, theo chủ tịch mảng dinh dưỡng động vật của ADM Pierre Duprat.

Hồng Hà chuyển trọng tâm từ thức ăn chăn nuôi lợn sang thủy sản

Công ty TACN Hồng Hà, nhà sản xuất TACN cho lợn đã hoạt động 16 năm của Việt Nam, đang chuyển trọng tâm từ TACN chăn nuôi lợn sang TACN thủy sản. “Nhu cầu đối với thủy sản nước ngọt đang tăng tại miền Bắc do mọi người giảm ăn thịt lợn. Chúng tôi đang có kế hoạch tăng gấp đôi công suất hiện nay lên 100.000 tấn/năm trong năm 2020. Đây là một trong những chiến lược đa dạng hóa sản xuất”, theo ông Đỗ Minh Đồng, phó giám đốc kinh doanh cho hay.

Việt Nam tăng nhập khẩu thịt lợn

Theo Bộ NNPTNT, tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu 25.300 tấn thịt lơn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Bộ NNPTNT cho biết diễn biến phức tạp của COVID-19 có thể càng tác động mạnh tới sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu thịt lợn. MARD đề xuất chính phủ xem xét hạ thuế nhập khẩu thịt lợn. Mặt khác, MARD đang khuyến khích nông dân tăng cường chăn nuôi lợn để tăng nguồn cung nội địa.

Theo Asian Agribiz

Admin

Ăn ở nhà: Các đặc trưng mua sắm trực tuyến thời COVID-19 của Trung Quốc cho thấy sự chuyển dịch cực lớn theo hướng nấu nướng tại nhà

Bài trước

Cuộc chiến thương mại đang làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc