0

Trung Quốc là tâm dịch đầu tiên của đại dịch COVID-19, và cũng là nước đầu tiên dịch chuyển sang trạng thái “hồi phục và kể từ giai đoạn cách ly toàn quốc, cách người tiêu dùng nước này phản ứng và thay đổi thói quen tiêu dùng ngày càng rõ nét sau đại dịch.

Theo các nhà phân tích sâu hành vi tiêu dùng, một trong những thay đổi chính là sự chuyển dịch theo hướng tăng mua các thực phẩm để nấu tại nhà thông qua các nền tảng thương mại điện tử (như rau, thịt tươi, mì chưa chế biến), trái ngược với xu hướng tiện lợivà tốc độ chi phối hành vi tiêu dùng trước dây. Có thể do phần lớn nhà hàng và các chuỗi dịch vụ ẩm thực buộc phải đóng cửa trong thời gian cách ly nên buộc họ phải tự chuẩn bị bữa ăn tại nhà. “Đại dịch COVID-19 đang nhanh chóng cách mạng hóa cách người tiêu dùng Trung Quốc đại lục nghĩ về sức khỏe của họ cũng như thay đổi hành vi mua sắm và các kênh họ đang sử dụng để mua sắm”, theo chủ tịch Nielsen Trung Quốc Justin Sargent. “Các trải nghiệm ăn uống tại nhà đang được thiết lập lại – ngay cả khi đời sống quay trở lại bình thường sau COVID-19, người tiêu dùng Trung Quốc đang chuyển dịch sang tâm lý ở nhà và nhiều người tiêu dùng từng ăn ở ngoài rất nhiều thì nấu nướng tại nhà có thể trở thành một khái niệm hoặc thói quen mới và họ sẽ cần sự trợ giúp để điều chỉnh sang thế giới quan mới này.” Dữ liệu Nielsen cho thấy khoảng 67% người tiêu dùng Trung Quốc mua các vật dụng thiếu yếu và thực phẩm tươi hàng ngày hơn 2 lần/tuần trong thời gian đại dịch, và 89% thừa nhận tiếp tục mua trực tuyến ngay cả khi đại dịch qua đi. 80% cho biết ăn uống lành mạnh trở thành một trọng tâm của đời sống trong và sau dịch.

Các kết quả này tương đồng với nghiên cứu độc lập của Havas Trung Quốc, về tăng trưởng mạnh doanh số thực phẩm tươi trên khắp các nền tảng thương mại điện tử như Hema, Dmall, JD Daojia và Miss Fresh sau thời gian tết Nguyên đán, theo cập nhật Coronavirus Market Update​. “Các từ khóa tìm kiếm đang tăng nhanh nhất trên các nền tảng thương mại điện tử này là trứng (70,9%), mì (62,1%) và trái cây (56,1%)”, theo Havas Trung Quốc. “Người tiêu dùng đang tìm đến các cửa hàng thực phẩm trực tuyến để mua sắm nguồn cung thực phẩm hàng ngày”. Các từ khóa tìm kiếm quan trọng khác liên quan đến thực phẩm đang được mua để chế biến tại nhà là dầu ăn (38,9%), rau (37,6%) và thịt lợn (32,8%).

JD cũng báo cáo tăng trưởng 215% doanh số các cửa hàng thực phẩm trực tuyến trong khoảng thời gian đầu diễn ra dịch COVID-19 và 260% trong tháng tiếp theo. “Một khi mọi người bắt đầu tự cách ly tại nhà do COVID-19, nhu cầu thực phẩm tươi trực tuyến tăng mạnh và để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến, JD đã phải thu mua từ các nguồn thực tuyến khác”, theo báo cáo chi tiết COVID-19 của công ty cho hay. “JD tìm kiếm nhiều giải pháp cho vấn đề này như các nguồn thực tuyến và Omnichannel để thu mua gạo/dầu, cho phép JD mở rộng tồn kho và lựa chọn cho khách hàng những gì họ muốn một cách nhanh chóng”.

Trong một cuộc phỏng vấn riêng rẽ, đồng sáng lập kiêm CEO của Ai Palette là Somsubhra Ganchoudhuri cho hay công nghệ trí tuệ nhân tạo để thu thập hơn 1 tỷ điểm dữ liệu liên quan đến thực phẩm và đồ uống từ thị trường Trung Quốc và ghi nhận sự nổi lên của xu hướng nói trên. “Chúng tôi đang quan sát thấy xu hướng này tại Trung Quốc khi người dân tự chế biến tại nhà các món ăn họ thường ăn ở ngoài nên mua các nguyên liệu để chế biến các món ăn này”, ông cho hay. “Một ví dụ rất rõ rệt tại Trung Quốc là trà sữa, một phân khúc đồ uống lớn tại nước này. Các đơn hàng mua đường nâu, sữa và trà tăng vọt, trái ngược với diễn biến mua trà sữa từ các cửa hàng. Các đơn hàng mua các loại thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là có tính đề kháng cao như táo tàu cũng ghi nhận mức tăng lớn”. Công nghệ của Ai Palette cũng dự báo rằng xu hướng tăng mua nguyên liệu thực phẩm để nấu nướng tại nhà có thể mở rộng sang phần còn lại tại châu Á, tương tự như diễn biến tại Trung Quốc.

Thông điệp cho các doanh nghiệp, nhà bán lẻ thực phẩm

Với sự chuyển dịch mạnh này, thông điệp tới các doanh nghiệp và các nhà bán lẻ là cần tập trung nỗ lực vào thúc đẩy các chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực này, đặc biệt là với nhưng bên chỉ tập trung vào mảng tiện lợi và mang đi trước đi. “Đây là cơ hội lớn cho các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất và tất cả các doanh nghiệp thực phẩm nghĩ lại về danh mục các sản phẩm lành mạnh và nâng tiêu chuẩn cao hơn, đảm bảo rừng nguồn cung thực phẩm của họ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và các tiêu chuẩn vệ sinh”, theo ông Sargent. “Đối với các nhà bán lẻ, đẩy mạnh các kênh trực tuyến, cải tiện các dịch vụ thực tuyến tới trực tuyến và tăng cường khép kín đa kênh sẽ là cách người tiêu dùng mua sắm trong tương lai”.

Trong khi Nielsen nhận định thay đổi này có thể diễn ra trong dài hạn, Havas ít chắc chắn hơn về sự kéo dài chuyển dịch này sau đại dịch. “Sự bùng phát virus corona châm ngòi cho sự chuyển dịch này và hay đổi thói quen tiêu dùng, ghi nhận nhiều người dùng mới trong lĩnh vực trực tuyến, đặc biệt là nhóm người cao tuổi hơn và tại các thành phố cấp thấp hơn, có thể thử mua sắm trực tuyến lần đầu tiên”, Havas cho hay. “Tác động này có kéo dài hay không sẽ được thể hiện khi mọi thứ trở lại bình thường”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc