Đầu tư

Cuộc chiến thương mại đang làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Mỹ

Ngày càng nhiều người tiêu dùng Mỹ để ý thấy giá các sản phẩm họ thường xuyên mua đang tăng lên, và phần lớn đều có kế hoạch điều chỉnh thói quen mua sắm nếu Mỹ tiếp tục áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, theo một khảo sát mới đây cho thấy.

Shopkick, một đơn vị vận hành ứng dụng tích điểm mua sắm, đã khảo sát hơn 30.000 người dùng từ ngày 28 – 30/6, và phát hiện ra 44% người trả lời có kế hoạch giảm mua sắm do giá hàng hóa tăng trong thời gian gần đây, do chính sách áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc của tổng thống Donald Trump, trị giá lên tới hơn 550 tỷ USD thương mại hàng năm. Đầu tháng 8/2019, ông  Trump cho hay ông sẽ áp thuế 10% lên gói hàng hóa trị giá 300 tỷ USD còn lại, sau khi triển khai vòng áp thuế mới nhất lên gói hàng hóa trị giá 250 tỷ USD.

Theo khảo sát của Shopkick, 38% người trả lời cho biết họ dự báo chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng lên 500 USD và 30% cho rằng chi phí chi tiêu gia đình sẽ tăng lên hơn 1.000 USD. 60% người mua sắm cho biết họ có kế hoạch “điều chỉnh danh sách các nhà bán lẻ họ thường mua sắm” và 25% cho biết họ sẽ chuyển sang mua hàng hóa Mỹ nhiều hơn. “Nếu các chính sách thuế theo kế hoạch được triển khai thực tế thì chi phí tiêu dùng hàng năm sẽ có thể tăng gấp đôi”, theo Shopkick công bố trong kết quả khảo sát. “Thời điểm triển khai và phạm vi triển khai các chính sách thuế vẫn cụ thể nhưng rõ ràng người tiêu dùng đang nghĩ đến kế hoạch điều chỉnh hành vi mua sắm và địa điểm mua sắm, tạo ra một giai đoạn mới của thói quen tiêu dùng mà các nhà bán lẻ Mỹ sẽ buộc phải thích ứng”.

Shopkick phát hiện thấy thế hệ Baby Boomers có mức nhận thức cao nhất về chính sách thuế hơn bất cứ bộ phận khách hàng nào khác, với tỷ lệ lên đến 74%, so với chỉ 34% số người phản hồi ở thế hệ Z. Các thế hệ khác nhau có phản ứng khác nhau đối với các chính sách thuế hiện hành: 50% thế hệ thiên niên kỷ cho biết họ sẽ không cắt giảm tiêu dùng; trong khi 62% thế hệ Baby Boomers cho biết họ sẽ tìm kiếm các lựa chọn mua sắm khác thay vì giảm chi tiêu.

Tariffs Hurt the Heartland, một chiến dịch tầm quốc gia chống lại các chính sách thuế này, nhận được sự ủng hộ của hơn 150 hiệp hội thương mại, đại diện cho các ngành bán lẻ, công nghệ, sản xuất và nông nghiệp, bao gồm cả Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ, cho biết người Mỹ đã phải trả tới 22 tỷ USD cho các chính sách thuế này kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu. Trong đó, chỉ riêng tháng 6/2019 đã lên tới hơn 3,4 tỷ USD. “Dựa trên mức thuế mà người Mỹ phải trả cho đến nay, mỗi giây cuộc chiến thương mại trôi qua tiêu tốn của người Mỹ 810 USD. Chỉ riêng con số này cho tới nay đã quá cao, đó là còn chưa kể chi phí do chính sách thuế trả đũa làm giảm xuất khẩu của Mỹ, chi phí các chương trình trợ cấp cho nông dân thiệt hại do cuộc chiến thương mại này, hoặc các hiệu ứng lan tỏa của chính sách thuế này đối với nền kinh tế Mỹ nói chung. Đồng thời, thiệt hại trên cũng chưa bao gồm chi phí gây ra do môi trường kinh doanh bất ổn mà cuộc chiến thương mại này gây ra, khiến các doanh nghiệp Mỹ gặp khó khăn trong lên kế hoạch cho tương lai, cho đầu tư và tăng trưởng”, tổ chức này nêu rõ trong một văn bản.

Người tiêu dùng nên chuẩn bị trả nhiều tiền hơn cho vòng thuế mới nhất có thể đi vào hiệu lực vào khoảng tháng 9 – 12, theo người phát ngôn Tariffs Hurt the Heartland là Jonathan Gold nhấn mạnh trong một văn bản sau khi tổng thống Trump thông báo vòng áp thuế sắp tới có thể xảy ra bất cứ thời điểm này từ nay đến tháng 12 để tránh thiệt hại trong mùa mua sắm lễ hội – vốn là mùa mua sắm cao điểm hàng năm. “Mặc dù chúng tôi mong muốn chính phủ có thể hoãn chính sách thuế, rõ ràng chính phủ hiểu rõ rằng các chính sách thuế này đang do chính người Mỹ chi trả. Rõ ràng chính phủ hiểu rằng các chính sách thuế đối với các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như đồ chơi, quần áo và đồ điện tử sẽ không được ủng hộ về mặt chính trị và gây thiệt hại cho những người ít có khả năng chi trả nhất”, ông Gold nhấn mạnh. “Chính sách thuế hàng loạt này gây ra tình trạng bất ổn, đẩy nông dân ra khỏi ngành sản xuất và khiến các doanh nghiệp nhỏ khó có thể thuê nhân lực. Thay vì chọn ra những người thắng – kẻ thua tạm thời và giữ cho nền kinh tế Mỹ ở trạng thái thù đích, đã đến lúc đạt một thỏa thuận có thể chấm dứt cuộc chiến thương mại này”.

Cả nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ và xuất khẩu hàng hóa từ nước này đều đang thiệt hại do các chính sách thuế này. Trong năm vừa qua, nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ và là đối tượng bị áp thuế đã giảm tới 21 tỷ USD và xuất khẩu hàng hóa của Mỹ trong nhóm bị trả đũa cũng giảm tới 25 tỷ USD.

Theo Seafood Source
Admin

Ăn ở nhà: Các đặc trưng mua sắm trực tuyến thời COVID-19 của Trung Quốc cho thấy sự chuyển dịch cực lớn theo hướng nấu nướng tại nhà

Bài trước

Tin vắn ngành protein động vật ngày 23/3

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư