0

Tại cuộc họp chính phủ tổ chức ở thủ đô Hà Nội, Bộ NNPTNT báo cáo cho hay ngành mía đường đang hứng chịu hàng loạt khó khăn. Trong niên vụ 2018/19, 17 trên 38 doanh nghiệp đối mặt với rủi ro mất vốn. Giá mía đường nguyên liệu giảm 100.000 – 200.000 đồng/tấn xuống còn 700.000 – 800.000 đồng/tấn, tương đương chi phí sản xuất. Trong khi đó, 7 nhà máy đường phải ngừng hoạt động và chỉ 4/5 nhà máy còn hoạt động hiệu quả.

Ngày 1/1/2020, Việt Nam chính thức dỡ bỏ hạn ngạch thuế đối với nhập khẩu đường theo Thỏa thuận Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA). Nhiều nước trên thế giới cũng đang triển khai trợ cấp giá cho hàng hóa này, nên giá nhập khẩu đường rất rẻ. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam không có bất cứ thị trường xuất khẩu đường nào do các chính sách bảo hộ của các nước, theo Bộ NNPTNT cho hay.

Thủ tướng Phúc phát biểu rằng ngành đường vẫn chưa đủ quyết liệt trong tái tổ chức giữa bối cảnh hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới. Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam không chỉ là thành viên của ATIGA mà còn của 12 thỏa thuận thơng mại tự do khác. Ngoài ra, biến đổi khí hậu dẫn tới hạn án tại các khu vực trồng mía đường, các quy định liên quan đến nhập khẩu đường vẫn chưa phù hợp và hoạt động tái cấu trúc ngành lẫn ứng dụng khoa học công nghệ vẫn chưa mang lại trái ngọt, chưa kể đến vấn đề gian lận. Ngành đường cần nhận thức rõ các thách thức để đưa sản xuất phù hợp với thị trường, ông nhấn mạnh và tin rằng con đường phát triển của ngành đường vẫn ở phía trước nếu ngành này có thể tiến hành tái tổ chức hiệu quả.

Năm 2020, ngành đường thế giới có thể suy yếu nguồn cung khi nhu cầu và giá đường có thể tăng. Đây là cơ hội cho ngành đường Việt Nam tái cấu trúc, thủ tướng nhấn mạnh. Ông đề xuất các doanh nghiệp nội địa tìm cơ hội phát triển các phụ phẩm để sản xuất điện, gỗ ép, ethanol và phân bón, gia tăng giá trị cho ngành. Lãnh đạo chính phủ nhấn mạnh ngành đường phải sẵn sàng cạnh tranh, yêu cầu các doanh nghiệp tái cấu trúc và chấp nhận bị loại bỏ nếu hoạt động yếu kém.

Nhà nước sẽ có các biện pháp hỗ trợ nhưng không trợ cấp ngành đường. Ngành đường phải cạnh tranh công bằng trong hội nhập quốc tế, thủ tướng Phúc tuyên bố. Tại cuộc họp, ông đồng ý về đề xuất của Hiệp hội Mía đường Việt Nam tiến hành các biện pháp thương mại nhưng không vi phạm các quy định quốc tế, đồng thời tăng cường chống buôn lậu đường và gian lận thương mại.

Theo VNS

Admin

Buôn lậu đường từ Thái Lan có thể tăng do chính sách giá trần

Bài trước

Các chính sách phòng vệ thương mại đối với đường Thái Lan giúp khôi phục ngành đường nội địa

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường