Quyết định của Trung Quốc kéo dài kì nghỉ Tết Nguyên đán tới hết ngày 10/2 càng làm các vấn đề logistics trở nên nghiêm trọng hơn, bất chấp việc các cảng vẫn mở cửa hoạt động. Trung Quốc là một mắt xích không thể thiếu trong ngành vận tải container, vận chuyển mọi thứ từ thực phẩm tươi tới điện thoại và quần áo thiết kế, cũng như các bộ phận công nghiệp. Các hãng vận tải container hàng đầu thế giới như Maersk, MSC và CMA CGM đều đang giảm lượng tàu trống tại Trung Quốc, theo thông báo của các công ty gần đây.
Xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng ngày càng sâu rộng. Huyndai Môtor cho biết sẽ tạm ngưng hoạt động tại Hàn Quốc – cơ sở sản xuất lớn nhất của hãng, do thiếu nhiều bộ phận hiếm. Các gián đoạn những luồng hàng hóa vận tải biển đang khiến tình hình vốn đã căng thẳng càng trở nên khó khăn cho các công ty vận tải vào thời điểm họ đang phải chật vật đối phó với các thị trường ngày càng suy yếu và chi phí tăng do các quy định mới của Tổ chức Vận tải biển quốc tế (IMO) liên quan đến nhiên liệu có hàm lượng sulphur thấp.
Các nguồn tin trong lĩnh vực thương mại và vận tải cho hay các lịch trình thông thường cũng đang bị tác động do lao động lái xe tải và tại cảng ở Trung Quốc đang bị kẹt ở nhà hoặc cách xa nơi làm việc của họ. Ngoài ra, các nhà kho xung quanh các khu vực bốc xếp tại Trung Quốc cũng không hoạt động đầy đủ. Tình trạng này dẫn tới nhiều tàu đang phải chuyển hướng từ Trung Quốc sang các cảng tại Hàn Quốc.
Cảng Busan của Hàn Quốc, một trong những trạm container lớn trên thế giới, đang chịu tác động lan tỏa khi công suất vận hành container tăng vọt lên 78%, so với công suất thông thường chỉ ở mức 70%, theo một nhà chức trách cảng Busan cho hay. “Các nhà vận tải đang neo tàu tại các cảng của chúng tôi nên sau đó, có thể khi virus corona được xử lý và mật độ tàu giảm xuống, họ có thể tận dụng một lượng tàu nhỏ để vận chuyển hàng hóa tới các điểm đến tại các cảng Trung Quốc”, nhà chức trách này cho hay. Nếu mức độ công suất container lên tới hơn 80%, cảng Busan sẽ rất khó vận hành hiệu quả.
Chậm giao hàng trong thời gian tới
Khi kì nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc thường dẫn tới suy giảm luồng thương mại, virus này được cho là càng làm giảm lưu lượng hàng hóa.
Lasse Kristoffersen, giám đốc điều hành tập đoàn vận tải lớn của Na Uy là Torvald Klaveness, cho biết 25% đội tàu container đnag bị tác động bởi các chuyến bị hủy. “Tình trạng này xảy ra phần lớn là do lưu lượng hàng hóa tại Trung Quốc giảm. Tình trạng này vẫn thường diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng năm nay mức độ suy giảm mạnh hơn thông thường – có thể do bj tác động bởi virus corona”.
Hãng tư vấn ngành vận tải có trụ sở tại Mỹ Jon Monroe, vốn hoạt động tích cực tại Trung Quốc, cho hay số lượng chuyến trống vào tháng 2 cao hơn thông thường. Ngay cả khi tác động của virus corona lắng xuống thì tất cả đều sẽ đua nhau vận chuyển hàng ra vào Trung Quốc, thậm chí còn tạo ra vấn đề logistics nghiêm trọng hơn. “Tất cả sẽ nỗ lực bù đắp thời gian bị mất và đây sẽ là một cơn bão toàn diện”.
Hãng tư vấn vận tải Alphaliner cho biết kì nghỉ lễ kéo dài và các biện pháp khẩn cấp để giải quyết dịch bệnh được cho là làm giảm lưu lượng hàng hóa tại các cảng của Trung Quốc, bao gồm Hong Kong, với mức giảm lên tới 6 triệu TEUs trong quý 1/2020 và dự báo tăng trưởng công suất vận tải container toàn cầu sẽ giảm ít nhất 0,7% trong năm 2020. Công suất vận tải container của Trung Quốc tăng hơn 4% trong năm 2019 lên 261,25 triệu TEU. “Do tình trạng container trống đối với các dịch vụ viễn dương của các hãng vận tải container suy yếu kéo dài cho tới giữa tháng 3, bất cứ tình hình khôi phục lưu lượng nào cũng vẫn sẽ chịu tác động tiêu cực, ngay cả sau khi kì nghỉ lễ kết thúc”, theo nhận định của Alphaliner.
Các nhà quản lý tại các cảng biển ở bờ Tây nước Mỹ, xử lý phần lớn nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tại Mỹ, đang chuẩn bị cho các gián đoạn kéo dài. “Bạn sẽ thấy mức độ nhập khẩu yếu kéo dài trong suốt tháng 3”, theo giám đốc điều hành cảng Los Angeles Gene Seroka cho hay.
Theo Reuters
Bình luận