Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, xuất khẩu gỗ và các sản phảm từ gỗ của Việt Nam trong năm 2019 lên tới 11,5 tỷ USD, vượt mục tiêu 10,5 tỷ USD và tăng 20% so với năm 2018. Theo ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VTFPA), các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể thâm nhập và tạo vị thế vững chắc tại nhiều thị trường trên khắp thế giới, vượt qua các hạn chế và điểm yếu trước đây.
Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ tăng mạnh trong năm 2019 cùng với tăng trưởng xuất khẩu mạnh sang các thị trường bao gồm Nhật Bản, Anh, Canada, Đức và Hà Lan, theo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương cho hay. Với các đối tác Nhật Bản và Canada cùng trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Cục cho hay các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tận dụng lộ trình giảm thuế của thỏa thuận thơng mại này để thâm nhập vào các thị trường trên. Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tận dụng các lộ trình giảm thuế và lợi thế thương mại đối với EU, một trong những thị trường xuất khẩu gỗ lớn của Việt Nam.
Cục Xuất nhập khẩu đặt ra mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD cho ngành gỗ trong năm 2020, cho biết tăng trưởng nhanh trên các thị trường lớn như Mỹ và EU là các động lực chính cho ngành. Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp chế biến gỗ và mỹ nghệ của thành phố Hồ Chí Minh, ngành gỗ Việt Nam đã duy trì tăng trưởng ổn định trong 2 thập kỷ qua, đang tăng tốc tiến tới vị thế dẫn đầu tại Đông Nam Á. Ông Khánh cho hay với ngày càng nhiều thỏa thuận thương mại tự do có hiệu lực, nhu cầu đối với các sản phẩm Việt Nam và các khoản đầu tư nước ngoài (FDIs) lớn sẽ đổ vào ngành này, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 20% trong năm 2020.
Các chuyên gia ngành cho rằng Mỹ có thể tiếp tục giữ vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2020. Trong 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt gần 4,2 tỷ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, mức tăng trưởng nhanh này đi kèm với nhiều rủi ro do các doanh nghiệp Việt Nam có thể đối mặt với nhiều quy định thắt chặt hơn trong tương lai do các cơ quan chức năng Mỹ tăng cường chống lại gian lận thương mại, đặc biệt liên quan đến nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Với các bước đi vững chắc mà chính phủ Việt Nam triển khai để ngăn chặn hàng hóa nước ngoài tuồn vào và dán nhãn Made-in-Vietnam, các cơ quan thương mại liên tục cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam chống lại các hoạt động gian lận thương mại để đảm bảo tăng trưởng tích cực của ngành này trong tương lai. Các chuyên gia cũng tư vấn cho doanh nghiệp hành động càng sớm càng tốt để xây dựng các chuỗi giá trị bền vững bởi các chuỗi này đóng vai trò tối quan trọng trong thành công của ngành. Chuỗi giá trị của ngành bao gồm nhiều công đoạn, từ trồng rừng, chế biến tới thương mại hóa các sản phẩm gỗ để xuất khẩu phải được kết nối và tích hợp vào các chiến lược phát triển bền vững dài hạn của các doanh nghiệp.
Theo VNS
Bình luận