Điều khó tin nhưng lại là sự thật mặc dù Việt Nam là một trong những thiên đường trái cây nhiệt đới trên thế giới, người Việt Nam vẫn đang đổ rất nhiều tiền để mua trái cây ngoại. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã chi 1,5 tỷ USD để nhập khẩu rau quả, phần lớn là trái cây, trong 10 tháng đầu năm 2019. Trung bình hàng tháng, giá trị nhập khẩu trái cây của Việt Nam đạt 150 triệu USD. Nhập khẩu trái cây từ Úc và Mỹ tăng 50 – 70% so với cùng kỳ năm 2018 do giá trái cây nhập khẩu giảm.

Chỉ riêng tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, 800 tấn cherry đã được tiêu thụ trong 7 tháng đầu năm 2019; trong đó, 349 tấn đến từ Mỹ và 250 tấn đến từ Úc. Tương tự, 350 tấn việt quất trên thị trường Việt Nam từ tháng 7 – 9. Việt Nam nhập khẩu càng nhiều thì giá việt quất càng rẻ.

Năm 2019, giá việt quất tươi dao động trong khoảng 600.000 đồng/kg (25,9 USD/kg) so với mức giá hơn 1 triệu đồng/kg trước đây. Cherry Mỹ được bán với giá 350.000 đồng/kg so với mức giá 500.000 đồng/kg hồi năm ngoái. Ngoài ra, giá các loại trái cây khác như kiwi từ New Zealand, táo và nho từ Mỹ, cam vàng Úc cũng giảm. Dự báo giá trái cây nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm sau khi các thỏa thuận thương mại tự do có hiệu lực.

Các siêu thị lớn cũng đang thúc đẩy nhập khẩu trực tiếp, bên cạnh các nhà nhập khẩu trong năm 2019. Một đại diện từ siêu thị Big C cho hay giá trái cây giảm nhờ siêu thị nhập khẩu trực tiếp trong thời gian ngắn. Việt Nam là thị trường tiềm năng đón nhận nhiều nhà đầu tư ngoại, muốn thúc đẩy kinh doanh trái cây nhập khẩu. Hiệp hội Việt quất Mỹ tại Việt Nam đã tổ chức một chiến dịch tại 104 cửa hàng tại 35 tỉnh thành trên cả nước.

Với sự hỗ trợ của Taste Australia, số lượng và chủng loại các loại cherry Úc tràn vào thị trường Việt Nam tăng lên qua mỗi năm. Ví dụ, trong 10 tháng đầu năm 2019, 598 tấn cherry Úc đã được nhập khẩu vào Việt Nam, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu nho lớn thứ 4 của Úc. Các loại trái cây nhập khẩu thu hút người tiêu dùng Viẹt Nam nhờ vị lạ và an toàn. Tuy nhiên, vấn đề bảo quản trái cây nhập khẩu là một vấn đề.

Cục phó Cục BVTV Lê Văn Thiết cho hay các siêu thị và người bán trên thị trường bán buôn có thể xuất hóa đơn và giữ trái cây ở nhiệt độ thích hợp nhưng nhiều loại trái cây giả nhập khẩu bán tại chợ truyền thống và bán trôi nổi. Ví dụ, một người bán tại chơ truyền thống quảng cáo là bán nho Úc nhưng thực tế lại có xuất xứ Trung Quốc. Đáng lo ngại, xuất khẩu trái cây Việt Nam giảm trong khi người Việt Nam lại chuộng trái cây ngoại.

Theo SGGP
Admin

Giá trái cây Thái Lan tăng do nhu cầu của Trung Quốc

Bài trước

Giá trái cây trên các thị trường truyền thống giảm mạnh trong khi xuất khẩu trái cây Việt Nam vẫn tắc nghẽn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả