0

Thị trường Trung Quốc đang hạn chế nhập khẩu trái cây Việt Nam, trong khi xuất khẩu trái cây sang Mỹ tắc nghẽn do COVID-19.

Các nhà xuất khẩu trái cây đang phấp phỏng lo lắng do không thể xuất khẩu trái cây sang Mỹ. Tháng 3/2020, Mỹ triệu hồi nhân viên về nước, bao gồm các nhân viên tại Cơ quan Dịch vụ Kiểm dịch Động thực vật Mỹ (APHIS - Agriculture Animal and Plant Health Inspection Service), vốn có vai trò giám sát quy trình chiếu xạ tại Nhà máy Chiếu xạ Sơn Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh. Do các nhà chức trách APHIS về Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã được ủy quyền giám sát quy trình chiếu xạ nhưng chỉ làm việc 2h/ngày tại công ty. Ngày 7/8, Mỹ ngừng nhận trái cây để kiểm dịch, dẫn tới trì hoãn hoạt động chiếu xạ và xuất khẩu ùn tắc.

Bà Ngô Tường Vy, phó giám đốc Công ty XNK Chánh Thu, xác nhận rằng công ty không thể giao hàng cho khách hàng Mỹ và khó khăn trong thu mua trái cây từ nông dân. Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cảnh báo rằng nếu tình trạng tắc nghẽn xuất khẩu kéo dài, các nhà xuất khẩu sẽ bắt đầu thua lỗ. Cụ thể, các công ty không thể xuất khẩu sản phẩm nhưng vẫn phải trả tiền cho nông dân theo các cam kết đã đồng thuận. Một báo cáo từ Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả Việt Nam chỉ đạt 2 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020, chiếm 59,4% thị phần xuất khẩu rau quả Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang thị trường 1,4 tỷ dân này giảm tới 29,3% trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019.

Theo các lãnh đạo tỉnh Sơn La, tỉnh này chỉ có thể xuất khẩu 1.500 tấn nhãn trong tổng sản lượng 75.000 tấn. Diện tích trồng nhãn đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu thông qua kênh chính ngạch không lớn. Trong khi đó, thương mại biên mậu vẫn ùn tắc do COVID-19. Mặc dù đạt sản lượng cao, nông dân Sơn La không vui bởi thiếu đầu ra. Giá nhãn có lục giảm xuống chỉ còn 5.000 đồng/kg. Tại Hà Nội, nhãn Hưng Yên và Sơn La bán lẻ với giá 15.000 – 30.000 đồng/kg, mức giá các nhà buôn bán cho là thấp chưa từng thấy.

Đối với thanh long, các nhà vườn tại tỉnh Bình Thuận bán giá thanh long 3.000 đồng/kg vào đầu tháng 8. Nông dân tại Đồng Nai lo lắng do nhiều tấn thanh long vẫn chưa tiêu thụ được. Trong khi giá thanh long ruột trắng chỉ còn 1.000 đồng/kg, giá thanh long ruột đỏ ở mức 2.000 – 5.000 đồng/kg.

Theo VNS

Admin

Các nhà sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ chuẩn bị cho đòn giáng vào xuất khẩu sang Trung Quốc dưới thời chính quyền Trump

Bài trước

Quyết định cuối cùng trong các cuộc điều tra chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả