Quy định mới về chứng nhận xuất xứ (C/O) dự báo sẽ buộc ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam nỗ lực hơn để đạt mục tiêu 11 tỷ USD trong năm 2019.

Ông Nguyễn Liêm, tổng giám đốc CTCP Lâm Viên tại Bình Dương, khi tham gia hội thảo tổ chức tuần trước tại Hà Nội, đã nhận một cuộc gọi khẩn từ công ty. Các container chất đầy các sản phẩm đồ gỗ của công ty để vận chuyển sang Mỹ đã phải trải qua đợt kiểm tra hải quan luồng đỏ.

Theo các quy định hiện hành, các lô hàng xuất khẩu được xếp vào 3 loại dựa vào mức độ rủi ro: luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ. Trong đó, thông quan hàng hóa luồng đỏ tốn thời gian nhất. Những chủ hàng phải nộp rất nhiều loại giấy tờ và hàng hóa trải qua quy trình kiểm tra thực tế nghiêm ngặt. Kiểm tra hải quan luồng đỏ không chỉ áp dụng cho Lâm Viên, hiện xuất khẩu khoảng 200 container sang Mỹ mỗi tháng mà còn cho tất cả các sản phẩm gỗ xuất khẩu trong một nỗ lực của Việt Nam nhằm ngăn chặn gian lận thương mại. Việt Nam đã được cảnh báo rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có thể giả mạo xuất xứ Việt Nam trong các lô hàng xuất khẩu sang Mỹ để tránh mức thuế cao hiện nay. Do đó, các cơ quan hải quan được yêu cầu thắt chặt kiểm soát xuất nhập khẩu để chống lại gian lận và vi phạm ghi nhãn xuất xứ. Ông Liêm cho rằng quy định mới sẽ làm tăng chi phí và doanh nghiệp chịu rủi ro bị các nhà nhập khẩu Mỹ phạt do giao hàng chậm.

Ông Nguyễn Sỹ Hòe, phó giám đốc Phú Tài, cho rằng yêu cầu xuất khẩu gỗ phải qua kiểm tra hải quan luồng đỏ không phải là giải pháp tốt để đạt 2 mục tiêu trên. Quan trọng là phải ngăn chặn các doanh nghiệp Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sản phẩm của họ sang thị trường Mỹ. Khả năng chính phủ Mỹ áp lệnh trừng phạt thương mại lên xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm. Ông Hòe cho biết mục tiêu đạt doanh thu 40 triệu USD trong năm 2019 của công ty đang gặp thách thức và phụ thuộc vào tình hình kiểm tra từng container sản phẩm xuất khẩu. Không dễ để xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Mỹ trong thời điểm này do chính phủ Mỹ cũng thắt chặt các quy định nhập khẩu kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung nổ ra.

Các nhà phân tích cho rằng Việt Nam có cơ hội tốt để thúc đẩy xuất khẩu gỗ sang Mỹ và giành thị phần lớn hơn trên thị trường này nhưng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn do sự chuyển dịch sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, phó chủ tịch Hiệp hội Ngành gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc không di dời sản xuất sang Việt Nam do lợi nhuận không bù đắp được chi phí. Tuy nhiên, Việt Nam có thể gánh chịu hậu quả của chuyển dịch sản xuất khi các doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc – có quy mô đầu tư nhỏ và trang thiết bị đã khấu hao hết.

Theo VNS
Admin

Các sản phẩm Việt Nam đứng trước rủi ro điều tra vi phạm thương mại

Bài trước

Việt Nam nỗ lực tăng cường tính minh bạch trong ngành gỗ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách