Xu hướng và dự báo

Nhu cầu tôm nội địa tại Đông Nam Á gây áp lực giảm nguồn cung khả dụng xuất khẩu

Nhu cầu tôm ngày càng tăng lên trên thị trường nội địa tại các nước Đônh Nam Á có thể tiếp tục làm giảm nguồn cung khả dụng xuất khẩu, mang đến giá tôm hấp dẫn cho những nhà sản xuất khu vực sở hữu cả thị trường xuất khẩu lẫn nội địa, theo Fatima Ferdouse, một chuyên gia và nhà tư vấn thương mại thủy sản, nhậ định tại hội thảo tôm gần đây của Infofish.

Ví dụ, bà Ferdouse cho hay, một miếng tôm sú tại Malaysia cũng có thể bán với giá tới 20 USD. Trong khi đó, tại quê nhà Bangladesh của bà, nhu cầu đối với tôm sú và tôm nước ngọt cỡ lớn cũng đang tăng mạnh. “Chúng tôi bắt đầu có thu nhập khả dụng ngày một lớn, sẵn sàng chi tiêu vào thực phẩm. Có thể vấn đề an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội vẫn còn chưa được chú ý nhiều nhưng chúng tôi có ngân sách lớn hơn dành cho thực phẩm hơn các lĩnh vực khác”, bà Ferdouse nhấn mạnh rằng người Bangladesh đang trả mức giá 30 – 40 USD/kg cho tôm cỡ cực lớn nguyên đầu.

Bà Ferdouse tin rằng giảm xuất khẩu tôm từ một số nước Đông Nam Á có thể liên quan đến tiêu dùng tôm nội địa tăng lên, đi kèm với nhiều cơ hội kinh doanh hơn, giá cao hơn trên thị trường nội địa. “Bạn thấy đấy, tiêu dùng nội địa đang tăng lên, bất kể là tại Trung Quốc với dân số 1,3 tỷ hay tại Bangladesh với dân số 160 triệu. Tại Ấn Độ, thị trường nội địa có triển vọng cực lớn bởi đây là thị trường còn chưa được khai phá”, bà Ferdouse phát biểu. “Tại Đông Nam Á, thị trường nội địa vẫn đang tăng trưởng bởi mọi người đều thích tôm; tại Mỹ, bạn thấy người ta triển khai các chiến dịch marketing tổm ầm rộ nhưng ở đây, bản thân con tôm đã là một chiến dịch, câu hỏi duy nhất là bạn có đủ tiền chi trả hay không”.

Đó là thị trường mà bà Ferdouse cho rằng chỉ có thể tăng, khi Đông Nam á thậm chí cũng đang nhập khẩu tôm. “Tôi tin rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn trên toàn Đông Nam Á bởi hiện luồng cung cấp tôm còn đến từ Ecuador, Guatemala, Argentina để đáp ứng nhu cầu”. Bà cho biết thêm rằng Thái Lan – nước có nhu cầu tôm nước ngọt rất lớn cho món pad thai, đã bắt đầu nhập khẩu nguồn cung tôm dôi dư từ Myanmar để đáp ứng nhu cầu nội địa. Thị trường chủ yếu ưa chuộng tôm tươi, nguyên đầu, có giá trị gia tăng lớn bởi chúng ta không vứt đi bất cứ phần thừa nào. Do tính tiện dụng nên nhu cầu đối với các sản phẩm sơ chế và chế biến trong ngành dịch vụ ăn uống cũng đang tăng lên”, bà nhấn mạnh rằng Bangladesh đang ngày càng tiêu dùng tôm sú nhiều trong các cửa hàng ăn nhanh, cho thấy sự ưa chuộng đối với các món ăn tôm trong cộng đồng tiêu dùng trẻ tuổi.

Đặc trưng khác nhau giữa các nước nhập khẩu tôm khác nhau tại châu Á

Theo bà Ferdouse, nhập khẩu tôm nằm trong số 12 nước tiêu dùng mạnh nhất châu Á Thái Bình Dương đã vượt ngưỡng 1,3 triệu tấn trong năm 2018, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2015.

Tuy nhiên, sự phát triển thị trường rất không đồng đều, với một số nước tăng mạnh trong khi một số khác lại trượt dài. Ví dụ, Nhật Bản từng là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất châu Á 5 năm trước; tuy nhiên, lượng nhập khẩu tôm bắt đầu tắc ở mức 220.000 tấn từ đó tới nay. “Người tiêu dùng Nhật Bản mất đi cơn thèm tôm sau mỗi năm, tiêu dùng tôm của Nhật Bản giảm rất mạnh, từ mức 3,5 kg/người/năm xuống chỉ còn chưa đến 2,5 kg/người/năm hiện nay – giảm gần 1 kg/người/năm trong 10 năm qua và về cơ bản là do giảm nhu cầu đối với tôm nguyên vỏ”. Tuy nhiên, nhập khẩu tôm chế biến chất lượng cao lại tăng lên, đặc biệt từ Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc – cho thấy tổng lượng nhập khẩu ít biến động.

Các xu hướng nhập khẩu tôm tại Nhật Bản (tấn)
Sản phẩm 2014 2015 2016 2017 2018
Tôm nguyên liệu đông lạnh 163.902 154.060 164.029 170.935 154.925
Tôm chế biến 59.222 59.676 59.528 62.226 64.138
Tổng nhập khẩu 223.124 213.736 223.557 233.161 219.063

Trong khi đó, lượng nhập khẩu tôm của Trung Quốc bùng nổ trong 5 năm qua, mặc dù con số này còn chưa tính tới luồng tôm từ thương mại tiểu ngạch, bà Ferdouse sử dụng dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, cho biết nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 478.000 tấn; trong khi đó, Global Aquaculture Alliance dự báo tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của Trung Quốc năm 2019 sẽ đạt 600.000 tấn.

Về thị trường nội địa, bà Ferdouse cho rằng khi cộng với sản lượng tôm nội địa, tổng tiêu dùng tôm của Trung Quốc ước gần 2 triệu tấn, tăng 168% xét về nhập khẩu chính ngạch trong năm 2019, chủ yếu từ Ecuador và Ấn Độ.

Trung Quốc sản xuất 1,4 triệu tấn tôm trong năm 2018 và xu hướng nhập khẩu (tấn)
Xuất xứ 2015 2016 2017 2018 9 tháng đầu 2019 % 2019/2018
Ecuador 27.019 13.547 15.039 76.650 217.435 +279
Ấn Độ 8.884 6.542 10.921 35.511 108.000 +331
Thái Lan 9.752 11.564 13.341 24.976 25.905 +54
Saudi Arabia - - - 71 25.383 -
Việt Nam 1.064 2.694 3.196 13.846 2.385 +189.4
Argentina 7.973 27.607 20.621 38.018 19.155 -24
Canada 22.921 22.154 29.804 27.910 18.818 -9.7
Greenland 5.879 6.834 10.744 12.392 8.795 +23.3
Indonesia 8.555 4.173 2.286 5.550 6.603 +78.9
Tổng 102.846 106.998 118.962 258.010 478.363 +168.9
Nguồn: Hải quan Trung Quốc

Tình hình tại Việt Nam lại trái chiều khi nhập khẩu tôm tăng nhanh, đạt mức cao kỷ lục 441.000 tấn trong năm 2017, giảm đột ngột xuống còn 360.000 tấn trong năm 2018 và có thể giảm tới 50 – 60% trong năm 2019, bà Ferdouse cho hay. “Nhập khẩu tôm của Việt Nam bắt đầu tăng mạnh từ năm 2013 và tất cả chúng ta đều biết rằng điều này xảy ra bởi Trung Quốc bắt đầu tăng nhập khẩu trực tiếp và giảm thuế nhập khẩu”, bà phát biểu trong hội thảo tôm toàn cầu Infofish năm 2019. “Việt Nam không thể tiêu thụ lượng tôm nhập khẩu cao qua kênh thương mại tiểu ngạch biên giới sang Trung Quốc nên Ecuador, Ấn Độ hiện đang xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc.

Hàn Quốc là một thị trường khác đang hưởng lợi khi nguồn nhập khẩu tôm từ Mỹ Latin tăng lên, qua kênh nhập khẩu trực tiếp hoặc trung chuyển qua Việt Nam. “Trung Quốc từng là nước cung cấp tôm hàng đầu tới thị trường Hàn Quốc nhưng thú vị thay, trong năm 2018, Hàn Quốc xuất khẩu 1.000 tấn tôm sang Trung Quốc. Đây chắc chắn không phải tôm sản xuất tại Hàn Quốc bởi đây không phải là nước sản xuất tôm, mà phần lớn là các sản phẩm đến từ Việt Nam, sau đó được tái xuất sang thị trường Trung Quốc”.

Ngoài top 4 nước nhập khẩu tôm lớn nhất trên, lượng nhập khẩu tôm của các thị trường phát triển – như Singapore, New Zealand và Úc – vẫn ì ạch trong 5 năm qua, mặc dù bà Ferdouse nhấn mạnh rằng lượng nhập khẩu tôm tại Thái Lan, Malaysia và Đài Loan sẽ bắt đầu tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu nội địa. “Do sản xuất tôm giảm tại Malaysia, Thái Lan nên các nước này đang tăng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và từ Myanmar, từ các nước láng giềng khác tại châu Á”, bà cho hay. “Nhu cầu thực sự đang tăng lên nên chúng ta có thể thấy thị trường nội địa đang ngày càng có giá hơn so với thị trường xuất khẩu; ít cạnh tranh hơn, biên lợi nhuận tốt hơn, không bỏ đầu, không bóc vỏ, là một thị trường lớn và có mức giá hấp dẫn cho nông dân”.

Nhập khẩu tôm tại các thị trường châu Á Thái Bình Dương khác (1.000 tấn)
Nhập khẩu 2014 2015 2016 2017 2018 6 tháng đầu 2019
Hàn Quốc 62.8 77.7 83 70.4 77.3 37.6
Hong Kong 51 49.6 51.6 41.3 46.4 21.6
Đài Loan 30.7 33.9 34.2 41.8 45.2 19.8
Úc 36.6 31.4 32.6 32.3 31.5 13.3
Malaysia 39.9 28.2 21.5 18.9 26.8 13.7
Singapore 29.4 24 24.8 23.8 23.3 10.9
Thái Lan 24.3 26.3 26 14.8 19.6 10.6
New Zealand 4.7 4.4 4.9 5.2 5.6 3
Macao 3 3 3 3.1 3.6 1.7

Theo Undercurrent News
Admin

Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu 7 tỷ USD trong năm 2024

Bài trước

Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, cạnh tranh với Thái Lan, Malaysia

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc