Nhà giao dịch nông sản có trụ sở tại Singapore Olam International định vị Việt Nam là trung tâm xuất khẩu cho thị trường châu Á, bao gồm Trung Quốc, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược này được biểu trưng bởi một khu vực trồng hạt tiêu cực lớn tại miền trung Việt Nam với quy mô gần bằng 150 sân bóng chày.

Tọa lạc tại khu vực cách Pleiku – thành phố thủ phủ tỉnh Gia Lai – 2 giờ lái xe máy, khu đất này được mua từ năm 2016. Tại đây, Olam trồng các giống hạt tiêu kháng bệnh tại các khu vực chuyên dụng – nơi nhiệt độ, độ ẩm và mực nước được giám sát tự động. Tập đoàn này có kế hoạch thu hoạch vụ đầu tiên ngay trong năm 2020, và đạt sản lượng khoảng 2.000 tấn vào khoảng năm 2024. Sản lượng hạt tiêu thu hoạch này sẽ được vận chuyển tới một nhà máy chế biến tại tỉnh Đồng Nai và thành phẩm cuối cùng sẽ được vận chuyển tới các thị trường tiêu dùng hạt tiêu hàng đầu thế giới.

Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu và gần 60% tổng quy mô giao dịch hạt tiêu quốc tế. Các đặc tính khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam rất phù hợp với trồng hạt tiêu, và chính phủ đã đưa mặt hàng này vào danh sách nông sản xuất khẩu chủ lực. Olam bắt đầu giao dịch hạt tiêu tại Việt Nam vào năm 2004, mở rộng sang làm sạch và tiệt trùng hạt tiêu vào năm 2008 và bắt đầu tham gia vào phân khúc hạt tiêu xay vào năm 2010. Đến tháng 5/2020, Olam sẽ bắt đầu vận hành một nhà máy chế biến hạt tiêu và sớm tăng gấp đôi công suất. Nhà giao dịch này cần đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô bằng cách tự vận hành vùng nguyên liệu.

Olam đang làm kinh doanh tại 67 nước trên khắp thế giới, lựa chọn Việt Nam là cơ sở vận hành lớn nhất tại châu Á nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao. Do nhân lực có khả năng nhanh chóng phát triển các năng lực kỹ thuật, công ty kỳ vọng sẽ đạt năng suất hạt tiêu cao. Việt Nam có thể đạt năng suất lên tới 3,5 – 5 tấn hạt tiêu/năm, theo nghiên cứu của Olam, vượt xa Ấn Độ và Indonesia, những nơi có năng suất dao động trong khoảng 0,5 – 1,5 tấn/ha. Năng suất cà phê và các nông sản khác tại Việt Nam cũng vượt xa năng suất tại các nước khác.

Nông dân ở các nước khác chỉ quan tâm tới giá trên thị trường nội địa, theo Amit Verma, đại diện Olam tại Việt Nam cho biết. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam lại cố gắng tiếp cận các triển vọng thị trường quốc tế, thậm chí hỏi về các hợp đồng tương lai trên thị trường Luân Đôn. Các nhà máy chế biến hạt điều có lực lượng lao động có tay nghề cao để phân loại hạt, ông Verma cho hay. Do Việt Nam thuộc ASEAN, gần như toàn bộ các sản phẩm thủy sản đều có thể xuất khẩu sang các nước thành viên khác và được hưởng phi thuế. Đây cũng là lý do thu hút nhà sản xuất thực phẩm khổng lồ của Thụy Sĩ là Nestlé bắt đầu khởi công nhà máy cà phê hòa tan tại Việt Nam vào năm 2018.

Charoen Pokphand Foods, thuộc tập đoàn lớn nhất của Thái Lan là Charoen Pokphand Group, sẽ mở rộng các nhà máy chế biến thịt gà tại Việt Nam. CP Foods sẽ chuyển đổi trọng tâm từ một công ty tập trung vào thị trường nội địa sang một công ty quốc tế.

Năm 2017, Olam bắt đầu vận hành một nhà máy chế biến hạnh nhân tại tỉnh Đồng Nai. Nhà máy này nhập hạnh nhân tươi vận chuyển từ các trang trại của Olam tại Mỹ và xuất khẩu thành phẩm cuối cùng sang Trung Quốc. Nhưng cuộc chiến thương mại đang dẫn tới các đợt áp thuế trả đũa nhằm vào hạnh nhân xuất xứ từ Mỹ nên Olam đang chuyển dịch sang các trang trại hạnh nhân tại Úc để lấy nguồn nguyên liệu.

Olam tận dụng mạng lưới rộng lớn các trung tâm sản xuất và xuất khẩu toàn cầu để ứng phó linh động với sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường. Chỉ riêng tại Việt Nam, Olam có 22 trung tâm trồng trọt và chế biến với tổng nhân công lên tới gần 5.000 người và hướng tới tăng 30% vào năm 2021. Công ty đặt mục tiêu mở rộng các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao như sản xuất các loại gia vị theo đặt hàng của các khách hàng là các nhà sản xuất thực phẩm.

Do người tiêu dùng Việt Nam đang có sức mua ngày càng mạnh hơn nhờ tăng trưởng kinh tế, Olam đang dịch chuyển tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu ra khỏi biên giới thị trường Việt Nam. Tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ nội địa tại Việt Nam dự kiến tăng lên 15% - 20% trong 6 năm tới, từ mức 10% hiện nay, theo chủ tịch và đại diện khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của Olam là  Prakash Jhanwer cho hay.

Mặc dù Olam đang đầu tư rất mạnh, các luồng tiền doanh thu không đồng đều. Doanh thu nửa đầu năm 2019 của Olam đạt 15,9 tỷ đôla Singapore (11,7 tỷ USD), tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Nhưng lợi nhuận ròng giảm 8,5% xuống khoảng 230 triệu đôla Singapore. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ở mức 5,3%, thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu 12% trong kế hoạch trung hạn. Để cải thiện tình hình tài hcính, Olam quyết định rút khỏi các hoạt động sản xuất – kinh doanh cao su, các sản phẩm gỗ, phân bón và đường. Công ty sẽ tập trung các nguồn lục chủ yếu vào các loại gia vị các các loại hạt ăn được. Tại Việt Nam, mảng kinh doanh gỗ của Olam tập trung vào phần dăm gỗ.

Trên khía cạnh phát triển bền vững, Olam đang hướng dẫn nông dân Việt Nam miễn phí cách trồng hạt tiêu chất lượng cao ở chi phí thấp. Nông dân trong chương trình này không bắt buộc bán sản phẩm cho Olam. “Trước đây, chúng tôi hứng chịu cảnh phá rừng trên diện rộng do thuốc BVTV nhưng nay năng suất đang trở nên ổn định hơn”, theo một nông dân tham gia chương trình cho hay.

Theo Nikkei Asia Review
Admin

Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ tăng gấp đôi cam kết nông nghiệp lên 9 tỷ USD một năm vào năm 2030

Bài trước

Quỹ Hà Lan trao khoản tài trợ lớn cho nhà sản xuất cà phê Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư