Vụ sản xuất cà phê năm 2019 sắp kết thúc, cả những người sản xuất và giao dịch cà phê đã thảo luận về bài học từ những gì họ coi là một vụ sản xuất thất bát đã khiến họ nơm nớp lo sợ cho tới những ngày kết thúc vụ sản xuất cũ. Thời điểm này, vụ thu hoạch mới đã bắt đầu từ đầu tháng 10, họ phải có câu trả lời cho những câu hỏi để giúp cuộc sống của họ trở nên dễ thở hơn.

Thông thường vào cuối một vụ cà phê, những nhà giao dịch thường nói về một vụ thu hoạch tốt và nông dân thường có ý kiến trái ngược. Thực tế, sự xung đột về quan điểm này khá dễ hiểu: các nhà giao dịch cần nguồn cung hàng hóa dồi dào, mua rẻ bán đắt; trong khi đó, nông dân cố gắng không nói đến một vụ sản xuất bội thu khiến sản phẩm của họ bị áp giảm giá mạnh.

Hồi tưởng lại những gì diễn ra vào thời điểm bắt đầu vụ cà phê vừa qua vào tháng 10/2018 cho thấy các nhà giao dịch nội địa lẫn quốc tế đều nhận ra rằng cà phê Việt Nam đang tốt lên cả về lượng và chất. Trong 12 tháng qua, không có bất cứ phàn nàn nào về chất lượng cà phê; tuy nhiên, thống kê về sản lượng cà phê Việt Nam thì cần xem xét lại. Dữ liệu mới nhất của Reuters dựa trên công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2018/19 đạt khoảng 1,7 triệu tấn, thấp hơn 100.000 tấn so với niên vụ 2017/18.

Cho tới nay, tổng diện tích trồng cà phê được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nguồn, một số cho rằng diện tích trồng cà phê Việt Nam ở mức 600,000ha, một số khác cho rằng ở 650.000ha. Thực sự sản lượng cà phê sẽ ở mức rất cao nếu nhân quy mô diện tích này với năng suất 3 tấn/ha – mức năng suất cà phê trung bình tại Việt Nam được ghi nhận. Nhưng làm thế nào mà một nguyên nhân có thể là duy nhất cho suy giảm lượng xuất khẩu cà phê theo tháng? Làm thế nào mà hoạt động sản xuất vụ vừa qua bội thu?

Một mặt, lượng xuất khẩu cà phê giảm. Mặt khác, những chuyến thực địa tới các vườn cà phê đều cho thấy thực tế là sản lượng cà phê Việt Nam có thể không tăng mạnh nếu thiếu cú hích về giá cà phê. Đối mặt với thị trường khắc nghiệt, bất ổn và giá cà phê duy trì ở mức thấp, nông dân trồng cà phê sẽ tìm cách khác để vượt khó.

Khi giá hạt tiêu đen ở mức cao, diện tích trồng cà phê giảm bởi nhiều nông dân bỏ cây cà phê, chuyển sang cây tiêu. Tuy nhiên, sau khi giá cà phê và giá hạt tiêu cùng lao đốc, nhiều nông dân không còn muốn sản xuất cả cà phê lẫn hạt tiêu. Thay vào đó, họ chuyển sang trồng sầu riêng, bơ, và chanh dây, cũng như các cây ăn quả khác như chuối, xoài và chôm chôm.

Giá hạt tiêu chỉ ở mức trên dưới 39.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá ở mức đỉnh điểm là 220.000 đồng/kg. Đồng thời, giá cà phê cũng giảm từ mức cao 50 triệu/tấn xuống còn 30 triệu/tấn trong niên vụ vừa qua. Giá cà phê Việt Nam diễn biến theo giá cà phe thế giới. Tuy nhiên, giá cà phê giảm xuống mức quá thấp và trực tiếp tác động tới tính ổn định của sản xuất cà phê tại Việt Nam.

Trước đó, khi trồng cà phê vẫn là hoạt động đầu tư béo bởi, các nhà giao dịch phân bón thường nói: “SẢn xuất cà phê tăng cùng với lượng tiêu dùng phân bón. Tăng thêm 1 tấn phân bón là tăng thêm 1 tấn cà phê”. Câu chuyện nay đã rất khác biệt. Để giảm chi phí, nông dân tận dụng phân bón hữu cơ để đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và có xu hướng tốt hơn cho cây trồng nên họ có thể sức mạnh lớn hơn để vượt qua những thời điểm khó khăn của cuộc khủng hoảng giá. “Chúng tôi không thể theo kịp cuộc đua”, người nông dân tên Nguyễn Trình tại xã Ea Tan, huyện Krong Năng, tỉnh Đăk Lăk phát biểu. “Chúng tôi càng cố gắng để đạt sản lượng cao thì nợ ngân hàng của chúng tôi càng phình to”. Ông quyết định đa dạng hóa danh mục sản xuất trồng trọt và trồng cà phê theo cách bền vững. Ông khẳng định rằng đó là một lựa chọn sáng suốt.

Thật nguy hiểm khi quyết tâm đạt sản lượng cà phê cao hơn và hứng chịu mọi rủi ro trước giá cà phê thế giới. Một vụ sản xuất thất bát diễn ra và xuất khẩu cà phê giảm. LÀm thế nào giá cà phê tăng nổi trên các sàn giao dịch hàng hóa?

Những câu chuyện thị trường

Ông Hồ Trung, chủ sở hữu thương hiệu “Cội nguồn cà phê Việt (The Root of Vietnamese Coffee), nhấp một ngụm cà phê 100% Robusta không đường mà ông chuẩn bị để đãi khách. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là một loại cà phê tuyệt phẩm, có thương hiệu”, ông cho biết. “Đây là sản phẩm cốt lõi bởi cà phê nguyên liệu từ chính các vườn của chúng tôi và cũng do chúng tôi tự chế biến”.

Loại cà phê “có thương hiệu” này thực sự tuyệt vời, với mùi hương nhẹ và tự nhiên, hậu vị nhẹ và ngay cả loại cà phê này vẫn mạnh so với kiểu espresso. Không cần phải thêm đường để có thể cảm nhận toàn vẹn hương vị loại cà phê này. Bất chấp thực tế này, tất cả những mẩu tin tức trên toàn thế giới về thị trường cà phê vỏn vẹn ở mấy câu: “Cà phê Robusta có vị đắng hơn, thường phù hợp để chế biến cà phê hòa tan”. Việt Nam từ lâu là nước xuất khẩu cà phê thuộc top đầu thế giới với lượng xuất khẩu cà phê niên vụ trước đạt 1,7 triệu tấn, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu. Thế nhưng cà phê Robusta luôn bị gắn mác “loại cà phê đắng hơn”.

Ông Trung từng lèo lái Phước An, một công ty có tiếng về trồng và xuất khẩu một lượng cà phê tương đối lớn. Bị ức chế trước thị trường cà phê thế giới khó dự đoán, nay ông chuyển sang dòng “cà phê có thương hiệu”, tức là sạch và ngon. “Giá hạt cà  phê để pha ra cốc cà phê này hiện ở mức 65.000 đồng/kg giao đến tháng 2/2020 nhưng chúng tôi không có đủ hàng để đáp ứng yêu cầu”, ông Lê Đức Huy, một nhà giao dịch cà phê cho biết.

Phần lớn các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đều giật thột khi nghe thấy cụm từ “hợp đồng giao sau”. Trong niên vụ vừa qua, giá cà phê tương lai trên Sàn giao dịch Luân Đôn – vốn là giá tham chiếu phổ biến cho các nhà giao dịch cà phê Viẹt e Nam, giảm gần 17% khi kết thúc phiên giao dịch ngày 27/9/2019, ở mức 1.321 USD/tấn. Nếu dựa vào năng suất của 3 năm trước, thua lỗ có thể lên tới 35%. Tưởng tượng bạn thua lỗ 35% vốn đầu tư trong vòng 3 năm. Nhưng có một cách khách là chuyển sang hoạt động kinh doanh hoặc một thị trường ngách. Đó là một lựa chọn sáng suốt.

Tương lai sắp tới

Trong thời gian dài, sự suy giảm giá cà phê trên thị trường tương lai bị cho là do nguồn cung dồi dào và xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, trong vài năm qua, giá hàng hóa trên các sàn giao dịch thế giới đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào các luồng đầu tư tài chính thay vì thực tế cung – cầu hàng hóa. Giá sẽ đi theo dấu vết của các luồng vốn. Do đó, chỉ cung – cầu là không đủ để thực sự giải thích nguyên nhân biến động giá trên thị trường.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc làm giảm mạnh mức độ hoạt động của các nhà đầu tư. Một cuộc chiến tiền tệ có thể sẽ sớm diễn ra. Do đó, trong các kịch bản của một thế giới với nền kinh tế suy thoái trong tương lai gần đang dần xuất hiện dày hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những khó khăn này có thể gây tác động tiêu cực tới giá cà phê trong dài hạn, đặc biệt là với những hàng hóa được giao dịch trên sàn, bởi đây là các điểm hội tụ của các luồng vốn đầu tư tài chính.

Do các nhà đầu tư muốn rút vốn, trong khi những người tiêu dùng thì muốn tiết kiệm tiền, và dù cà phê là một thứ thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của mọi gia đình tại các nước phát triển, giá cà phê cũng khó tăng trong điều kiện hiện tại. Xét đến giá cà phê Robusta trong phiên đóng cửa ngày 27/9/2019 ở mức 1.321 USD/tấn, sự trở lại mức giá 1.580 – 1.600 USD/tấn là một giấc mộng xa vời.

Những tin tốt về vụ thu hoạch cà phê mới tại Việt Nam có thể là cách mới để làm kinh doanh và khai phá thị trường mới. Sạch và ngon cho tiêu dùng nội địa có thể là một trong số những cửa thoát hiểm cho ngành cà phê Việt Nam.

Theo VNS
Admin

Biến đổi khí hậu có thể khiến tách cà phê của bạn đắt hơn, đắng hơn

Bài trước

Nestle: Cần đa dạng hóa chiến lược nông nghiệp để giải quyết các thách thức bền vững tại Đông Nam Á

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao