Các chuyên gia nông nghiệp và công nghệ nhấn mạnh vai trò quan trọng của IoT trong phát triển nông nghiệp thông minh tại một hội thảo tổ chức ở tỉnh Lâm Đồng vào ngày 26/9.
Theo ông Phạm S, phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, IoT là một công nghệ không thể chối bỏ trong phát triển nông nghiệp thông minh bởi giúp kết nối các thiết bị làm nông và kiểm soát các hệ thống quản lý nông trại. Ông cho hay khoảng 55.000ha trong tổng 300.000ha dất nông nghiệp của tỉnh hưởng lợi từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại như IoT, drone, và các hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED, giúp năng suất cây trồng tăng cao hơn.
Ông Phan Tâm, thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho hay các doanh nghiệp công nghiệp đóng vai trò sống còn trong phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam. Họ cần hỗ trợ nông dân thành thạo các công nghệ hiện đại và sản xuất các sản phẩm và giải pháp công nghệ nguồn gốc Việt Nam để không phải phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.
Theo ông Lê Văn Cương, giám đốc công ty Dalat GAP, đầu tư vào công nghệ nông nghiệp sẽ giúp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho nông dân. Bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại, nông dân tại thành phố Đà Lạt có thể đạt năng suất 20 – 28 kg cà chua/1m2, cao gấp 4 – 5 lần so với các phương pháp truyền thống. Cà chua đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu có giá 24.000 – 26.000 VNĐ/kg.
Ông Cường nhấn mạnh rằng công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì vậy, nông dân nên sử dụng công nghệ và trang thiết bị nội địa để tiết kiệm chi phí. Một nhà kính nhập khẩu từ châu Âu được trang bị một hệ thống quản lý tự động hoàn toàn có chi phí tới khoảng 1 triệu USD. Nông dân tại Đà Lạt không thể chi trả khoản đầu tư lớn này nên được khuyến khích sử dụng các nhà kính sản xuất nội địa có chi phí khoảng 1,9 – 2,2 tỷ đồng, tức chưa đầy 100.000 USD/nhà kính.
Theo VNS
Bình luận