Theo thông tin từ chủ tịch HĐQT Lê Văn Quang tại sự kiện Vietfish gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty thủy sản Minh Phú đang tiến đến động thổ nhà máy đầu tiên trong 3 nhà máy chế biến mới của công ty. Đất đai cho nhà máy mới có tên Minh Quí này đã “sẵn sàng và được cấp phép. “Nay chúng tôi chỉ đang chờ cấp phép cho phần cuối cùng của lô đất sẽ được dùng làm nhà ở cho công nhân”.

Hoạt động xây dựng dự kiến diễn ra vào năm 2020 tại tỉnh Cà Mau, và theo thông báo đầu tư đưa ra hồi tháng 5/2018, nhà máy sẽ có trị giá đầu tư 5,17 triệu USD, dự kiến công suất vận hành 40.000 tấn.

Nhà máy Minh Quí hoàn thành sẽ tiếp đến một nhà máy tại mới tại Kiên Giang, với lịch trình dự kiến vào năm 2022. Ông Quang cho biết cả hai nhà máy đều tập trung vào tôm nguyên đầu nguyên vỏ (HOSO) cho thị trường EU, Úc và đặc biệt là thị trường Trung Quốc”. Nhà máy tại Kiên Giang sẽ có công suất 40.000 tấn và có vốn đầu tư 48,5 triệu USD, theo bản cáo bạch. Nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy này sẽ đến từ các trại nuôi tôm của chính Minh Phú – hiện đã đang vận hành, đồng thời doanh nghiệp này cũng ưu tiên tăng trưởng mạnh các hoạt động nuôi trong tương lai gần.

Kiên Giang được định vị là vùng phát triển nuôi tôm chính của Việt Nam trong những năm tới, ông Quang nhấn mạnh, và công ty có kế hoạch đặt nhà máy thứ 3 tại đây, vào năm 2025. “Dự án tại Kiên Giang dự kiến trải rộng trên diện tích 12.500ha”, ông Quang cho hay. “10.000ha nuôi tôm, 2.000ha nhà ở cho nhân viên và 500ha chế biến. Bước đầu tiên là xây dựng các vùng nuôi tôm công nghệ cao, đã được chính quyền địa phương phê chuẩn và hiện chúng tôi đang chờ phê duyệt từ chính phủ”.

Cũng như Kiên Giang, Minh Phú lên kế hoạch một “vùng nuôi tôm công nghệ cao” khác tại Vũng Tàu – tỉnh gần thành phố Hồ Chí Minh hơn – và đang xem xét các vùng nuôi tại Bạc Liêu và Cà Mau, ông Quang tiết lộ.

Công ty cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư thêm vào hoạt động nuôi sau thành công của “mô hình nuôi tôm khép kín trong nhà” để chủ động nguồn nguyên liệu về kích cỡ, chất lượng và sản lượng. “Các trại nuôi chúng tôi sở hữu sẽ là một cánh hỗ trợ mạnh cho hoạt động chế biến hiện đang tăng lên cùng số lượng các nhà máy theo kế hoạch”.

Tăng xuất khẩu tôm sang EU, giảm sang Mỹ

Thị trường lẻ lớn nhất của Minh Phú là Mỹ. Số liệu thương mại cập nhật trong tháng 7/2019 cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu đạt 141,34 triệu USD, trong tổng kim ngạch xuất khẩu 352,85 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Quang cho hay ông nhận thấy cơ hội tốt trên thị trường EU, khi Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) được ký kết gần đây và mức thuế 0% đối với tôm vào năm 2020. “Chúng tôi dự kiến phân bổ lượng tôm lớn hơn cung ứng cho thị trường châu Âu”, ông xác nhận. “Chúng tôi đang theo dõi sát sao và chuẩn bị cho triển khai thỏa thuận thương mại tự do này. Hiện vẫn quá sớm để nói thỏa thuận này tác động ra sao tới doanh thu xuất khẩu nhưng tôi nghĩ sẽ tăng trong năm tới”,

Liệu tăng phân bổ nguồn cung sang EU có tạo ra sự chuyển dịch ra khỏi thị trường Mỹ hay không hiện vẫn chưa rõ, ông Quang nhấn mạnh. Cập nhật số liệu tháng 7/2019 cho thấy giá trị xuất khẩu tôm của Minh Phú sang EU tăng 25% trong 7 tháng đầu năm 2019, lên 45,77 triệu USD. Con số này vẫn thấp hơn Nhật Bản về giá trị xuất khẩu, với giá trị xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt 66.38 triệu USD. “Thị trường Mỹ giảm nhẹ trong tháng 7 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2019 lại tăng ổn định ở mức 8%. Châu Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh và trở thành thị trường xuất khẩu tôm lớn 3 của Minh Phú sau Mỹ và Nhật Bản, với các lợi thế thương mại hiện nay giữa Việt Nam và EU”.

Theo Undercurrent News
Admin

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu tăng mạnh

Bài trước

Lộc Trời nhận đơn hàng xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang EU

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư