Xuất khẩu gỗ và thủy sản của Việt Nam có thể là đối tượng tiếp theo của chính sách thuế tại Mỹ nếu không ngăn chặn thành công tình trạng gian lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, theo cảnh báo của các chuyên gia.

Nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh cho rằng các nhà xuất khẩu Việt Nam nên được cảnh báo về các chính sách thuế mà Mỹ áp dụng gần đây đối với một số mặt hàng thép từ Việt Nam, bởi đây chính là một cảnh báo về khả năng Việt Nam có thể là đối tượng tiếp theo của các chính sách thuế áp vào các hàng hóa phi pháp. “Việt Nam cần phải giảm xuất khẩu một số hàng hóa mà Mỹ nghi ngờ có hành vi lẩn tránh thuế”, ông trả lời phỏng vấn VnExpress International.

Tháng 7/2019, Mỹ áp thuế lên tới 456% đối với một số sản phẩm thép từ Việt Nam, mà nước này cáo buộc là được sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết trong một hội nghị tổ chức tuần này rằng gỗ, thủy sản, nông sản, dệt may, da giày và điện tử là các ngành hàng cần được giám sát chặt chẽ để tránh gian lận liên quan đến nguồn gốc xuất xứ. Bộ Công thương hồi tháng trước đã cảnh báo các khả năng cao các công ty Trung Quốc sẽ sử dụng nhãn mức made-in-Vietnam để xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ nhằm tránh mức thuế 25%.

Trong 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng 35% so với cùng kỳ năm 2018, trong khi nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc cũng tăng hơn 35% trong cùng kỳ so sánh, theo Hải quan Việt Nam cho hay.

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ tháng 11/2018 đã tiến hành điều tra các trường hợp nghi gian lận thuế đối với các nhà xuất khẩu gỗ dán Trung Quốc thực hiện hành vi xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ thông qua Việt Nam và thay đổi ghi nhãn xuất xứ. Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, phó chủ tịch Hiệp hội ngành gỗ và mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), có khả năng Mỹ sẽ áp thuế lên các sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam. “Nếu điều này xảy ra, toàn ngành sẽ đối mặt với thiệt hại rất nghiêm trọng”, ông cảnh báo.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể là lĩnh vực gặp rắc rối tiếp theo. CTCP Thủy sản Minh Phú, một trong những nhà chế biến tôm lớn nhất Việt Nam, gần đây đã bị cáo buộc trốn thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu tôm xuất xứ Ấn Độ sang Mỹ. Một đại diện bang Illinois đã cáo buộc trong một email rằng Minh Phú mua một lượng lớn tôm đông lạnh từ Ấn Độ, chế biến nguồn tôm này ở “mức tối thiểu” tại Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ thông qua một công ty con với nhãn dán sản xuất tại Việt Nam. Trường hợp này và các trường hợp tương tự liên quan đến gian lận nguồn gốc xuất xứ là một cảnh báo đỏ theo các chuyên gia kinh tế. Nhà kinh tế Võ Trí Thành cho biết các nước khác sẽ tận dụng cơ hội của các gói thỏa thuận thương mại của Việt Nam để tăng xuất khẩu sang các nước thứ ba, mà hệ quả là chính Việt Nam sẽ bị áp thuế cao. “Việt Nam cần nỗ lực lớn để chấm dứt tình trạng này”, ông nhấn mạnh.

Sau khi Mỹ quyết định áp thuế đối với thép từ Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuần trước đã ký một quyết định ngăn chặn vi phạm các biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt lên quan đến gian lận nguồn gốc xuất xứ và Việt Nam đang được sử dụng làm điểm trung chuyển hàng hóa sang nước thứ ba. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019, với kim ngạch xuất khẩu tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2018 lên 27,5 tỷ USD, theo số liệu công bố bởi Tổng cục Thống kê. Nhập khẩu hàng hóa Mỹ vào Việt Nam trong cùng kỳ đạt 7,1 tỷ USD, mang lại thặng dư thương mại 20,4 tỷ USD cho Việt Nam.

Theo Vietnamnet
Admin

Ứng dụng công nghệ ngăn chặn đầu tư gian lận ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ

Bài trước

Xây dựng nhà hộ gia đình tại Mỹ phục hồi nhưng thuế quan là rào cản

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ