Sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất Trung Quốc có kế hoạch triển khai các hợp đồng cao su và các kim loại không màu cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các hợp đồng tương lai gắn với dầu thô trên Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải mang về doanh thu 17,1 ngàn tỷ NDT (2.480 tỷ USD) trong vòng 12 tháng kể từ khi triển khai vào tháng 3/2018.

Bắc Kinh có kế hoạch quốc tế hóa thị trường hàng hóa của nước này bằng cách mời các nhà đầu tư nước ngoài tới giao dịch các hợp đồng cao su và kim loại không màu bằng đồng NDT – một động thái nhằm tăng cường quyền lực áp giá quốc tế của Trung Quốc khi cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang.

Jiang Yan, chủ tịch Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải, cho rằng thị trường chứng khoán sẽ đạt đến một mức độ mở cửa mới do các nhà làm luật đang mang đến cơ hội tiếp cận rộng hơn với các hợp đồng giao dịch bằng đồng NDT. “Chúng tôi muốn đảm bảo việc triển khai hợp đồng cao su TSR20 một cách thuận lợi, để thu hút sự tham gia của các nhà giao dịch quốc tế vào thị trường tương lai Trung Quốc”, ông Jiang phát biểu. “Chúng tôi cũng muốn tiến hành thêm các mối quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài theo nhiều cách linh động”.

Sàn giao dịch các hợp đồng dầu thô tương lai bằng đồng NDT trên Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải bắt đầu triển khai từ tháng 3/2018. Hợp đồng tương lai này là hợp đồng đầu tiên loại này cho phép các nhà giao dịch quốc tế hoạt động tại Trung Quốc. Hợp đồng cao su TSR20 sẽ trở thành hợp đồng hàng hóa tương lai thứ hai mở cửa cho các nhà giao dịch quốc tế tại Trung Quốc.

Ông Jiang không tiết lộ khung thời gian triển khai các hợp đồng giao dịch cao su và kim loại không màu tương lai tại Trung Quốc. Bằng cách thu hút thêm nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tới giao dịch các hợp đồng hàng hóa tương lai bằng đồng NDT, Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy sử dụng đồng NDT trên phạm vi toàn cầu.

Giá cao su tự nhiên tăng vọt trong quý 1/2019, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 30 tháng trong quý 4/2018. Giá cao su tăng phản ánh sản xuất cao su tự nhiên toàn cầu giảm sút trong đàu năm 2019 do thời tiết bất lợi và các nước sản xuất lớn chủ động giảm khai thác. Sản xuất cao su tự nhiên giảm tại phần lớn các nước châu Á, đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Thái Lan – 3 nước chiếm tổng cộng gần 70% nguồn cung toàn cầu. Về phía cầu, tiêu dùng cao su tự nhiên cho các lốp xe phương tiện vận tải (chiếm 2/3 nhu cầu tiêu dùng cao su tự nhiên toàn cầu), dự báo giảm do doanh số bán xe giảm tại Trung Quốc, Bắc Mỹ, châu Âu và một số thị trường khác. Tuy nhiên, chính sách kích thích tài khóa tại Trung Quốc, cùng với đảo chiều đà tăng lãi suất tại nhiều nền kinh tế phát triển, được cho là sẽ thúc đẩy nhu cầu cao su tự nhiên. Giá cao su tự nhiên được dự báo tăng 9% trong năm 2019 và tăng 3% trong năm 2020.

Theo South China Morning Post
Admin

Cà phê 'tự nhiên' Brazil tấn công thị trường cao cấp, gây khó khăn cho nông dân nhỏ

Bài trước

Tỷ lệ hủy hợp đồng của nông dân trồng cà phê Brazil tăng vọt năm thứ 2 liên tiếp

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc