Nông dân trồng cà phê Brazil đang đồng loạt phá hợp đồng năm thứ 2 liên tiếp, theo các thương nhân và luật sư đại diện ngành cho hay, từ chối giao hàng theo thỏa thuận bán hàng trước đó và đặt các nhà giao dịch vào rủi ro thiệt hại nghiêm trọng.
Tình trạng phá hợp đồng trong năm 2022, mặc dù phạm vi thu hẹp hơn so với năm ngoái, vẫn đang gây rối loạn thị trường cà phê, khiến nhiều thương nhân dè dặt trong thỏa thuận bán giao sau cho niên vụ tới hoặc tiếp nữa. Các đợt phá hợp đồng bắt đầu tăng từ năm 2021 sau một loạt cú shock giá gây ra bởi sương giá nghiêm trọng đến mức phá hủy mùa màng. Sản lượng cà phê Brazil năm nay thấp hơn dự báo. Một số nhà phân tích hạ ước tính ban đầu tới gần 4 triệu bao do các vườn cà phê tại nước này phục hồi sau các đợt hạn hán và sương giá năm 2021 chậm hơn dự báo. Tháng 8 – 9/2022, giá cà phê giao dịch trong khoảng 2,17 – 2,21 USD/lb, cao hơn tới 70% so với hai năm trước,
Giá cà phê tăng vọt là nguyên nhân khiến nông dân Brazil sẵn sàng phá hợp đồng để có thể bán cà phê trên thị trường giao ngay, thu về mức lợi nhuận cao hơn so với bất cứ khoản đền bù nào do phá hợp đồng. Một số nhà xuất khẩu lớn như Sucafina, Olam, Louis Dreyfus và COFCO, cũng như HTX cà phê đồng thời là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil Cooxupe, đang trong cuộc chiến pháp lý với nông dân về đền bù thiệt hại do phá hợp đồng. Sucafina, Olam, Dreyfus và COFCO đều không phản hồi các yêu cầu bình luận. “Chúng tôi được cảnh báo về tình trạng phá hợp đồng của nông dân Brazil. Sẽ cần 1-2 năm để các nhà giao dịch quên đi vụ việc này” và bắt đầu mua trở lại các hợp đồng giao sau, theo một nhà giao dịch tại công ty chuyên giao dịch hàng hóa quốc tế.
Tác động sâu rộng của tình trạng phá hợp đồng
Hợp đồng bán sau giữa nông dân và các nhà xuất khẩu từ nước xuất khẩu cà phê lớn nhất là Brazil rát quan trọng cho thị trường. Các hợp đồng này giup sgiarm biến động thị trường do cho phép nông dân có thể bán quanh năm, thay vì chỉ trong vụ thu hoạch.
Luật sư Cristiano Zauli từ hãng luật Cristiano Zauli Advogados, hiện đang hỗ trợ các nhà giao dịch trong các vụ kiện chống lại nông dân Brazl, cho biết ông đã nộp đơn khoảng 50 vụ kiện trong năm nay, so với khoảng 100 vụ hồi năm ngoái, về yêu cầu đền bù từ các nhà sản xuất cà phê từ chối giao hàng. Ông hco hay ông đã có lệnh từ tòa án về việc giữ cà phê tại trang trại, tương tự năm ngoái khi các đợt sương giá nghiêm trọng gây thiệt hại cho khoảng 15% sản xuất cà phê và đẩy giá lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm.
Các nhà giao dịch cho hay làn song phá hợp đồng trong năm nay khiến giá tương lai trên hợp đồng ICE tăng mạnh vào cuối tháng 9, ngay trước khi hơp đồng đáo hạn và có thể sẽ tái diễn trước khi hợp đồng tháng 12 đáo hạn. Các nhà giao dịch mua cà phê trước 1 – 2 năm thường đầu cơ vị thế mua. Khi giá tương lai tăng, họ chịu lỗ từ vị thế này nhưng có thể bù đắp do giá cà phê vật chất trên thị trường giao ngay tăng.
Tuy nhiên, khi nông dân phá hợp đồng, thương nhân không có cà phê thực để bán ra trên thị trường giao ngay để bù đắp khoản lỗ trên thị trường tương lai và buộc phải bù lỗ bằng cách mua thêm các hợp đồng tương lai. Tình trạng này đã diễn ra vào tháng 9 khi giá cà phê tương lai Arabia tăng từ khoảng 2,15 cents/lb lên 2,32 cents/lb chỉ 1 tháng sau đó, tương đương mức tăng 7%.
Một luật sư làm việc cho một trong năm công ty xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil cho biết tỷ lệ phá hợp đồng chưa đến 10% tổng số hợp đồng giao sau tại Brazil. Dù vậy, đây vẫn là một lượng rất lớn do Brazil chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.
Theo Reuters
Bình luận