Giá thịt toàn cầu tăng do nhu cầu tăng. Tác động của ASF lên nguồn cung protein động vật tại Việt Nam. Thương mại thịt có thể vượt 35 triệu tấn trong năm 2019. Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc đầu tư vào chăn nuôi lợn. CP xuất khẩu thịt gà từ Việt Nam. Kho lạnh để bảo vệ nguồn cung thịt lợn. Sản xuất thịt toàn cầu dự báo giảm trong năm 2019

Giá thịt toàn cầu tăng do nhu cầu tăng

Do nhu cầu của Trung Quốc đối với nhập khẩu thịt lợn, thịt bò và thịt gà tăng, giá thịt toàn cầu tăng lên kể từ tháng 1 đến nay, theo FAO cho biết trong báo cáo bán niên triển vọng các thị trường thực phẩm. Diễn biến này xảy ra bất chấp nguồn cung thịt lớn trên thị trường quốc tế. FAO dự báo thương mại thịt bò tăng 4%, thương mại thịt gia cầm tăng 3,7% và thương mại thịt lợn tăng 8,4%. Ngược lại, thương mại thịt cừu giảm do nguồn cung xuất khẩu lớn, chủ yếu từ Úc, với mức giảm thương mại thịt cừu là 1,9% trong năm 2019.

Tác động của ASF lên nguồn cung protein động vật tại Việt Nam

Giá lợn sống ở mức thấp tại Việt Nam do dịch tả lợn, cũng đang kéo giá các sản phẩm gia cầm giảm, có thể khiến làm giảm động lực sản xuất của các nhà sản xuất và dẫn tới tình trạng thiếu hụt kép thịt lợn và thịt gà vào cuối năm 2019, theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho hay. Dịch tả lợn vẫn có diễn biến phức tạp và khó lường. Cho tới nay, đại dịch này đã lan tới 30 tỉnh, làm chết khoảng 1,5 triệu con lợn, tương đương 5% tổng quy mô đàn lợn tại Việt Nam.

Thương mại thịt có thể vượt 35 triệu tấn trong năm 2019

Thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt toàn cầu dự báo vượt 35 triệu tấn trong năm 2019, tăng 4,8% so với năm 2018, theo báo cáo của FAO nhận định. Phần lớn tăng trưởng đến từ nhu cầu nhập khẩu thịt nói chung của Trung Quốc, dự báo tăng tới 19-20% trong năm 2019. Đồng thời, các thị trường Nhật Bản, Mexico, Philippines, Việt Nam và Nga cũng được dự báo tăng nhập khẩu thịt. Tăng xuất khẩu thịt từ các nước xuất khẩu thịt lớn như Brazil, EU, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ và Argentina dự báo sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tăng nói trên.

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc đầu tư vào chăn nuôi lợn

Nhà bán lẻ trực tuyến lớn của Trung Quốc là JD.com đã đầu tư vào Jingqishen, một công ty chăn nuôi và chế biến thịt lợn lớn. JD sẽ chia sẻ năng lực công nghệ với Jingqishen để đối tác có thể xây dựng một chuỗi cung ứng thông minh từ trang trại đến bàn ăn, bao gồm công nghệ nhận diện khuôn mặt của JD đối với lợn, sẽ được xây dựng để xây dựng dữ liệu thông tin cho từng con lợn và giám sát sinh trưởng đàn. Đồng thời, công nghệ blockchain sẽ truy xuất một con lợn từ khi sinh ra cho tới khi đến nơi giết mổ và cho tới nơi các sản phẩm thịt được bán lẻ. Các thiết bị cho ăn tự động sẽ kiểm soát tỷ lệ thức ăn/tăng trưởng cân nặng. Các chi tiết tài chính của vụ đầu tư này chưa được tiết lộ.

CP xuất khẩu thịt gà từ Việt Nam

CP Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với UBND tỉnh Bình Phước về xây dựng một chuỗi sản xuất thịt gà an toàn, nhằm mục đích xuất khẩu. Dự án này đặt mục tiêu hoàn thiện trong năm 2022, sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cho các yêu cầu thị trường nội địa và quốc tế. Chi phí đầu tư dự kiến vào khoảng 200 triệu USD và công suất 50 triệu con gà thịt/năm.

Kho lạnh để bảo vệ nguồn cung thịt lợn

Cho tới nay, Việt Nam đã giết mổ 1,3 triệu con lợn do dịch tả lợn và con số này dự kiến sẽ tăng lên. Bộ NNPTNT đề xuất tích trữ thịt lợn để bảo toàn nguồn cung. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và kho lạnh vẫn hạn chế. Các cơ quan chức năng đang phải điều phối nguồn lực từ khu vực tư nhân thương mại, như các siêu thị và bếp ăn công nghiệp để giúp đẩm bảo tiêu dùng và cung cấp kho bảo quản thịt lợn.

Sản xuất thịt toàn cầu dự báo giảm trong năm 2019

Dù đại dịch tả lợn hoành hành trong ngành thịt lợn Trung Quốc, sản xuất thịt lợn toàn cầu dự báo chỉ giảm 0,2% trong năm 2019, theo dự báo của FAO. Báo cáo nhấn mạnh rằng “sản xuất thịt gia cầm toàn cầu đang mở rộng mạnh mẽ và sản lượng thịt bò, thịt lợn cũng tăng ổn định”. FAO nhấn mạnh rằng dịch tả lợn có thể làm giảm khoảng 5% tổng sản lượng thịt của Trung Quốc trong năm 2019, sản lượng thịt tại các khu vực khác như EU, Brazil, Mexico, Ấn Độ, EU và Nga dự báo tăng.

Theo Asian Agribiz
Admin

Thị trường chuỗi lạnh ghi nhận nhu cầu ngày càng tăng

Bài trước

Phương tiện lạc hậu làm tăng thất thoát sau thu hoạch

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt