Nhu cầu tăng vọt và nguồn cung thủy sản khai thác – nuôi trồng cũng tăng, dẫn tới bối cảnh các sản phẩm thủy sản trở thành một trong những phân khúc thực phẩm thương mại hóa mạnh nhất thế giới hiện nay. Nhờ toàn cầu hóa, chuyên môn hóa sản phẩm tăng lên, các chuỗi cung ứng sản phẩm dài hơn và phức tạp hơn, và khẩu vị kèm với nỗi lo lẫn kỳ vọng từ phía người tiêu dùng trải rộng hơn; đồng thời có rất ít khả năng xu hướng này bị đảo ngược nhưng có khả năng rằng tăng trưởng trong tương lai sẽ không lặp lại tốc độ diễn ra trong các thập kỷ gần đây.

Theo FAO, xấp xỉ 35% sản lượng thủy sản toàn cầu tham gia vào thương mại quốc tế dưới nhiều dạng cho tiêu dùng thực phẩm hoặc cho các mục đích ngoài tiêu dùng thực phẩm trong năm 2016. 60 triệu tấn hơi các sản phẩm đã được xuất khẩu trong năm 2016, tăng 245% so với năm 1976, và mức tăng lên tới hơn 514% nếu chỉ tính thương mại thủy sản quốc tế cho tiêu dùng làm thực phẩm.

Trong cùng kỳ 40 năm, thương mại quốc tế các sản phẩm thủy sản cũng tăng mạnh về giá trị - từ 8 tỷ USD lên 143 tỷ USD, tương đương 8%/năm, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ các nước đang phát triển tăng nhanh hơn nhiều so với từ các nước phát triển. Giá trị xuất khẩu thủy sản hiện chiếm 9% tổng xuất khẩu nông sản và 1% thương mại hàng hóa toàn cầu.

FAO chỉ ra mức độ mà các thỏa thuận thương mại khu vực đóng góp vào tăng trưởng này thông qua khu vực hóa ngày càng tăng đối với thương mại thủy sản từ thập niên 1990s, với các luồng thương mại khu vực tăng nhanh hơn các luồng thương mại ngoại khu vực. Để nhấn mạnh xu hướng này, FAO nhấn mạnh rằng trong năm 2016, thương mại thủy sản khu vực tăng 7% so với năm 2017 và tăng trưởng kinh tế năm 2017 gúp thúc đẩy nhu cầu lẫn giá, qua đó tăng giá trị xuất khẩu thủy sản toàn cầu thêm 7% lên mức cao kỷ lục 152 tỷ USD.

Trung Quốc là nước sản xuất thủy sản chính và từ năm 2002 đã trở thành nước xuất khẩu thủy sản và các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới, mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh chủ yếu tập trung trong thập niên 1990s và chậm dần trong thập kỷ 2000s, chạm mức 20,5 tỷ USD trong năm 2017, chỉ tăng 2% so với năm 2016. Sau Trung Quốc, các nước xuất khẩu lớn khác là Na Uy (11,7 tỷ USD năm 2016), và Việt Nam (7,3 tỷ USD năm 2016).

EU là thị trường chung lớn nhất thế giới đối với thủy sản và các sản phẩm thủy sản, theo sau là Mỹ và Nhật Bản. Năm 2016, ba thị trường này chiếm tổng cộng 64% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản và các sản phẩm thủy sản thế giới. Trong năm 2016 – 2017, nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tích cực ở tất cả 3 thị trường này nhờ các điều kiện kinh tế cơ bản mạnh lên.

Thương mại thủy sản có đặc trưng nổi bạt là sự đa dạng về sản phẩm. Các sản phẩm giá trị cao như tôm, cá hồi, cá ngừ, cá tầng đáy, cá bơn, cá vược, cá tráp được giao dịch mạnh, đặc biệt là hướng đến các thị trường thịnh vượng. Đồng thời, các sản phẩm thủy sản giá trị thấp như các loại cá nhỏ thì được giao dịch với khối lượng lớn, chủ yếu tới các nước thu nhập trung bình, đang phát triển. Tuy nhiên, FAO cho biết xu hướng tăng nhập khẩu các loài giá trị cao tại các khu vực đang phát triển cho tiêu dùng thủy sản nội địa cũng đang diễn ra.

Về phân khúc sản phẩm, thương mại cá hồi tăng trưởng trung bình 10%/năm về giá trị từ năm 1976 và từ năm 2013, đây là loại thủy sản có giá trị giao dịch cao nhất. Mức tăng trưởng này chủ yếu xuất phát từ thu nhập tăng và đô thị hóa cao hơn tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là tại Đông và Đông Nam Á. Nhưng cá hồi cũng đang có cơ sở khách hàng ngày càng lớn tại các thị trường phát triển lớn, bao gồm EU, Mỹ và Nhật Bản. Phần lớn cá hồi tiêu dùng ngày nay là nguồn cá hồi nuôi, chủ yếu cung cấp từ các nước như Na Uy và Chile, mặc dù nhiều nguồn cá hồi Thái Bình Dương khai thác tự nhiên khác cũng được giao dịch quốc tế với khối lượng lớn.

Tôm cũng là các sản phẩm thương mại hóa mạnh và là nhóm sản phẩm thủy sản xuất khẩu có giá trị cao thứ hai. Các nước Mỹ Latin, Đông và Đông Nam Á chiếm thị phần chủ yếu về nguồn cung nhưng phần lớn tiêu dùng tập trung tại các thị trường phát triển.

Trong khi đó, phân khúc thị trường cá thịt trắng, trong lịch sử chủ yếu tập trung và các loại cá khai thác tự nhiên như cá tuyết và cá Pollock Alaska, nay đang chứng kiến thị phần ngày càng tăng của các loài cá nuôi giá thấp như cá tra và cá rô phi, chủ yếu sản xuất lần lượt tại Việt Nam và Trung Quốc. Cả hai loại cá này đều đang thu hút thị phần ngày càng tăng tại Mỹ.

Trong tương lai, FAO dự báo khoảng 31% tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng sẽ được xuất khẩu trong năm 2030 (38% nếu tính cả thương mại thủy sản nội khối EU). Về lượng, thương mại thủy sản cho tiêu dùng thủy sản làm thực phẩm dự báo tăng trưởng 24% lên mức hơn 48 triệu tấn trong năm 2020 và đạt 60,6 triệu tấn nếu tính thêm thương mại nội khối EU. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được cho là giảm từ 2,3%/năm trong giai đoạn 2003 – 2016 xuống chỉ còn 1,5%/năm trong giai đoạn 2017 – 2030. Theo dự báo của FAO, tình trạng giảm tốc độ tăng trưởng này một phần là do giá tăng, tăng trưởng sản xuất chậm hơn và nhu cầu nội địa tăng lên tại một số nước xuất khẩu lớn.

FAO cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu thủy sản tiêu dùng làm thực phẩm lớn trên thế giới, theo sau là Việt Nam và Na Iy, với thị phần xuất khẩu thủy sản duy trì ở mức 20%. Phần lớn tăng trưởng xuất khảu thúy ản dự báo xuất phát từ các nước châu Á, cụ thể là khu vực này dự báo chiếm khoảng 51% tổng mức tăng trưởng xuất khẩu tăng lên đến năm 2030. Đồng thời, thị phần của châu Á trong tổng thương mại thủy sản làm thực phẩm sẽ đạt 50% vào năm 2030.

Các nền kinh tế phát triển được cho là vẫn duy trì mức độ phụ thuộc lớn vào nguồn cung nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo đó, EU, Nhật Bản và Mỹ sẽ chiếm tổng cộng 43% kim ngạch nhập khẩu thủy sản làm thực phẩm, giảm từ tỷ trọng 44% trong năm 2016.

Theo Seafood Source
Admin

Rabobank: Thương mại thủy sản toàn cầu đối mặt nhiều thách thức sau khi bật tăng mạnh hậu COVID-19

Bài trước

Ấn Độ chuẩn bị cho lượng mưa cao hơn mức trung bình, nhiệt độ tăng vào tháng 10

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc