Đầu tư

Việt Úc đặt kế hoạch tham vọng để hoàn thiện ngành tôm nuôi Việt Nam

Tập đoàn Thủy sản Việt Úc, nhà sản xuất tôm giống lớn nhất Việt Nam, đang nhanh chóng mở rộng vào hoạt động nuôi tôm thương phẩm để đáp ứng nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm tôm chất lượng tốt hơn. Công ty có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh này đã xây dựng 40 trại nuôi tôm trong nhà hiện đại trên một khu đất tại tỉnh Bạc Liêu và có kế hoạch tăng lên 400 trong tương lai gần, theo ông Vũ Đức Trí, giám đốc kinh doanh của Việt Úc cho hay. Mỗi trại nuôi có 14 ao, có thể thu hoạch tới 2,5 tấn một lần và có thể điều chỉnh hoạt động nuôi của từng ao theo các yêu cầu của khách hàng khác nhau.

Chiến lược khép kín theo chiều dọc của Việt Úc khi xây dựng các trại nuôi tôm thương phẩm vào thời gian những khách hàng lớn nhất trên thị trường tôm đang yêu cầu các hệ thống nuôi có thể truy xuất nguồn gốc và một mô hình nuôi bền vững, ông Đức Trí cho hay. Nhiều nông dân Việt Nam không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản này trong quản lý ao nuôi. “Nông dân phải sử dụng rất nhiều hóa chất và những thứ có hại trong ao tôm để giữ tôm sống”, ông Đức Trí cho hay. “Cách làm như vậy có thể ổn trong năm nay hay năm tới. Nhưng trong 5 – 10 năm, thị trường sẽ không còn bởi mọi người không muốn mua những sản phẩm như vậy”.

Các nhà bán lẻ tại các nước phát triển đang ngày một trở thành những khách hàng khó tính cho ngành tôm nên các mẻ thu hoạch cần phải có khả năng truy xuất nguồn gốc và chứng minh được sản xuất trong điều kiện tốt nhất, dưới các cơ chế chứng nhận đáng tin cậy. Những người mua khác như các nhà bán lẻ lớn tại Nhật Bản cũng đang bắt đầu yêu cầu tôm có chứng nhận, khiến nông dân Đông Nam Á ngày càng khó tìm thị trường cho đầu ra.

Sản lượng tôm nuôi tại Đông Nam Á dự báo đạt 2 triệu tấn vào năm 2020, so với khoảng 1,5 triệu tấn năm 2012, theo các nhận định tại Triển vọng quốc tế ngành nuôi trồng thủy sản, hay GOAL, tổ chức bởi Global Aquaculture Alliance. Việt Nam là nước sản xuất tôm lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với sản lượng tôm dự báo đạt khoảng 750.000 tấn vào năm 2020, theo hội thảo GOAL.

Việt Úc, được thành lập bởi doanh nhân người Úc gốc Việt Lương Thanh Văn, hiện đã sở hữu hoạt động nuôi ấp tôm giống lớn nhất thế giới, với sản lượng 15 tỷ ấu trùng tôm hàng năm. Công ty hợp tác với tổ chức nghiên cứu công của Úc là CSIRO nhằm đảm bảo nguồn cung tôm giống chất lượng cao.

Thúc đẩy hoạt động nuôi tôm thương phẩm của công ty nhằm mục tiêu đạt sản phẩm chấtlượng cao cấp, không cạnh tranh với tôm không chứng nhận từ Trung Quốc và Việt Nam, ông Đức Trí cho hay. Các nhà sản xuất có thể đạt một nguồn cung có thể truy suất nguồn gốc và bền vững, với năng lực đáp ứng các đơn hàng của khách hàng lớn, có thể đặt giá cao hơn giá thị trường 20%, ông Đức Trí cho hay.

Ngành tôm Việt Nam gặp rào cản rất lớn về chất lượng tôm nuôi khi xuất khẩu. Việt Nam đã đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với một số nước nên tiếp cận khách hàng giờ đây không còn là một vấn đề lớn, ông Đức Trí phát biểu. Một bộ phận nông dân tại ĐBSCL, nơi Việt Úc đặt hoạt động sản xuất, cũng gặp nhiều thách thức lớn về logistics bởi cơ sở hạ tầng yếu kém của khu vực miền Nam.

Các trại nuôi tôm có kiểm soát nhiệt độ, có mái che của Việt Nam đo lường hàng loạt các thông số trong nuôi tôm. Ông Trí cho biết các trại nuôi được trang bị hệ thống cho ăn tự động, an toàn sinh học nhờ mái che và khả nang kiểm soát nhiệt độ, luồng gió gây ra bởi biến đổi thời tiết, là yếu tố chính để đạt nguồn cung ổn định.

Tham vọng nuôi tôm thương phẩm của công ty là một dự án dài hạn và hiện nay, sản phẩm sẽ chỉ bán trên thị trường Việt Nam. Việt Úc đang hướng tầm nhìn vượt ra khỏi giai đoạn giá thấp hiện nay và dự báo ngành tôm sẽ vượt các phân khúc protein khác như thịt bò, thịt gà và thịt lợn tại thị trường châu Á. “Tại Trung Quốc, dư địa thị trường còn nhiều. Thị trường này hiện chưa bị ảnh hưởng nhiều và vẫn trong trạng thái tốt. Thực tế là không có đủ nguồn cung tôm chất lượng cao trên thị trường”.

Theo Undercurrent News
Admin

Việt Nam xem xét lại chiến lược thương mại điện tử để thúc đẩy xuất khẩu nông sản 

Bài trước

Bộ NN&PTNT cho biết thị trường tín chỉ carbon 'rất phức tạp'

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư