Dư cung chè dẫn đến giá chè CTC tại Ấn Độ giảm, trong khi giá chè orthodox tăng lên, chủ yếu do nhu cầu xuất khẩu tăng. “Chúng tôi có dư cung chè tới khoảng 70 – 90 tấn so với mức chỉ 50 tấn trong cùng kỳ năm 2018”, theo chủ tịch Hội đồng Chè Prabhat Bezboruah cho hay.

Ông cho hay từ năm 2014 – 2018, tăng trưởng sản lượng chè đạt hơn 56% nhưng những người trồng chè tiểu điền chỉ thu về giá trị chưa đầy 6% giá bán lẻ. Đối với các nhà đóng gói, giá chè giảm và giá cổng trại duy trì ổn định từ năm 2012. Mặc dù sản lượng của chè đóng gói tại Ấn Độ đã tăng lên mức 678.000 tấn so với mức sản lượng chè đóng gói của Trung Quốc đạt 576.000 tấn, giá chè cho người sản xuất tiểu điều vẫn thấp kỷ lục.

Hội đồng Chè đã ngừng thu mua trong tháng 12/2018 và giá tăng nhẹ nhưng khi bắt đầu thu mua trở lại vào tháng 1 – 2 thông qua đấu thầu điện tử, tình trạng dư cung đã đẩy giá giảm, theo Chủ tịch Hiệp hội Chè Ấn Độ (ITA) Vivek Goenka. Ông cho biết ITA vẫn đang hợp tác với Hội đồng Chè để cân đối cung – cầu. Tuy nhiên, chủ tịch hội đồng cho rằng xuất khẩu chè cần cân đối lợi ích cho những nhà sản xuất tiểu điền để họ có thể là một phần trong chuỗi xuất khẩu. Những người sản xuất chè tiểu điền đóng góp hơn 47% tổng sản lượng. Đưa họ vào các sáng kiến kiểm soát chất lượng sẽ cho phép nâng cao năng suất, chất lượng và tạo cơ hội cho họ tiến sâu vào chuỗi cung ứng xuất khẩu.

ITA và Solidaridad Asia đã phát triển Trinitea, một công cụ tập huấn dạng số trên nền tảng Android cho nông dân để tìm cách cung cấp các tập huấn quanh năm cho nông dân nhằm cải thiện thực hành nông học, môi trường và xã hội của họ. “Theo chương trình này, chúng tôi đặt mục tiêu đưa 70.000 nông dân trồng chè tiểu điền tại Ấn Độ tham gia trong năm 2019 và đến năm 2023 đặt mục tiêu đưa 1,3 triệu người sản xuất chè tiểu điền tại Tây Bengal và Assam vào chương trình này”.

Trong khi đưa nông dân trồng chè tiểu điền vào mạng lưới sản xuất chè chất lượng đủ khả năng xuất khẩu là một mục tiêu, xúc tiến xuất khẩu chè nói chung cũng là một mục tiêu lớn trong các lộ trình để thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu. ITA, cùng với Hội đồng Chè, sẽ bắt đầu một chiến dịch truyền thông mạng xã hội để phổ biến chè trở thành một đồ uống thời thượng.

Trong năm 2019, Ấn Độ đang đặt mục tiêu xuất khẩu 15 tấn chè sang Trung Quốc trong khi nhu cầu nhập khẩu chè tại Iran và Indonesia cũng đang tăng lên. Khoảng 30 tấn chè Orthodox đã được xuất khẩu sang Iran trong năm 2018, theo ông Goenka cho biết thêm tiêu dùng chè trên đầu người tại Ấn Độ đạt 786 gr/năm và đang có xu hướng tăng.

Theo Financial Express
Admin

Thị trường chè toàn cầu gặp khó khi nhu cầu tăng mạnh nhưng gián đoạn nguồn cung

Bài trước

Giá chè Ấn Độ tăng vọt do thời tiết khắc nghiệt làm giảm sản lượng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chè