Đầu tư

Việt Úc đưa vào hoạt động trang trại tôm công nghệ cao, chuẩn bị bán cá tra giống

Tập đoàn Thủy sản Việt Úc, một công ty sản xuất tôm giống dẫn đầu tại Việt Nam, dự kiến sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất trang trại tôm công nghệ cao vào tháng 4 sắp tới, theo giám đốc điều hành công ty, Vũ Đức Trí cho hay trong cuộc phỏng vấn với Seafood Source tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/2.

Công ty hiện là nhà sản xuất tôm giống duy nhất tại Việt Nam, sẽ bắt đầu hoạt động vận hành nhà máy mới, tập trung vào gây tôm giống và sau đó mở rộng sang hoạt động nuôi thương phẩm, ông Trí cho hay. Nhà máy mới này sẽ tọa lạc trên khu vực diện tích 168ha tại tỉnh Quảng Ninh thuộc miền bắc Việt Nam. Công suất sản xuất 8 tỷ ấu trùng tôm hàng năm, bán cho các trang trại nuôi tôm thương phẩm tại Quảng Ninh và các tỉnh khác tại miền Bắc. Ông Trí không cho biết chi tiết khi nào nhà máy mới này sẽ đạt công suất sản xuất tối đa.  Tuy nhiên, ông hco biết dự án tại Quảng Ninh sẽ giúp công ty xây dựng nền tảng vững chắc tại tất cả các khu vực nuôi tôm lớn tại Việt Nam, cùng với 8 nhà máy sản xuất tôm giống khác tại khu vực miền nam và trung.

Ngày 11/11/2017, công ty thông báo đã sản xuất thành công tôm giống sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu và hiện vẫn là công ty Việt Nam duy nhất sản xuất tôm giống, trong khi các doanh nghiệp sản xuất tôm khác phải nhập khẩu tôm giống từ Mỹ, Singapore và Thái Lan. Việt Úc đã bán hơn 16 tỷ ấu trùng tôm trong năm 2018, chiếm gần 27% trong tổng nguồn cung ấu trùng tôm 60 tỷ con tại Việt Nam, theo ông Trí cho hay. “Chúng tôi không có đối thủ trong hoạt động sản xuất tôm giống. Chúng tôi đã tới thăm Ecuador và Ấn Độ và biết rằng 2 nước sản xuất tôm lớn này cũng phải nhập khẩu tôm giống từ nước ngoài”, ông Trí cho hay. “Chúng tôi đang ở vị thế rất tốt để dẫn đầu ngành này. Đó là bởi chúng tôi nghĩ lớn, không nghĩ nhỏ và do đó chúng tôi phải đưa ra những khoản đầu tư lớn”.

Công ty hiện cũng vận hành một số cơ sở nuôi thương phẩm, với phần lớn sản phẩm để phục vụ thị trường nội địa, mặc dù các hoạt động sản xuất này có thiết kế nhằm mục tiêu xuất khẩu tôm tươi nguyên con sang Úc. Tháng 10/2018, trang trại nuôi của công ty tại tỉnh Bạc Liêu của ĐBSCL trở thành trang trại nuôi tôm đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đặt ra bởi Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Ông Trí cho hay công ty muốn hoạt động như một “mô hình mẫu” cho các trang trại nội địa, phục vụ mục đích đào tạo họ về các thực hành nuôi công nghệ cao.

“Việt Úc tự thiết kế định nghĩa về một “con tôm hoàn hảo” – nghĩa là tôm phải hoàn toàn sạch, tức không kháng sinh hay các chất độc hại và phải có thể truy xuất nguồn gốc, nghĩa là mọi người có thể biết chính xác con tôm đó đến từ trại nuôi nào, được nuôi trong bao lâu, được cho ăn ra sao, cơ sở cung cấp tôm giống nào đã sản xuất ra con tôm đó hoặc thậm chí nguồn tôm giống đến từ đâu. Đây là xu hướng trên toàn cầu: mọi người muốn ăn thực phẩm sạch”, ông Trí phát biểu.

Ông Trí cũng cho biết các tiêu chuẩn chất lượng cao sẽ cho phép Việt Nam trở nên khác biệt trên một thị trường rất cạnh tranh. “Ấn Độ có sản lượng tôm rất cao nhưng nếu họ tiếp tục không giải quyết được vấn đề an toàn sinh học và xử lý nguồn nước thải, họ không thể phát triển theo cách bền vững. Họ có thể sẽ gặp vấn đề trong vài năm, như Thái Lan từng trải qua, khi sản lượng tôm của Thái Lan sụt giảm do dịch bệnh gây ra từ các vấn đề xử lý nước thải”, ông Trí cho hay. “Nhiều nhà xuất khẩu cho biết nếu Việt Úc có thể đảm bảo nguồn cung ổn định về dài hạn thì họ sẵn sàng trả cho Việt Nam cao hơn từ 15-20% so với mức giá cao nhất trên thị trường hiện nay”.

Ngoài nhà máy sản xuất tôm mới này, Viẹt Úc cũng đang vươn sang ngày cá tra, với các nhà máy cung cấp cho thị trường đợt cá giống đầu tiên từ tháng 7/2019 từ trang trại ươm cá tra công nghệ cao tại miền nam, ông Trí cho hay. “Chúng tôi sẽ sản xuất mẻ cá tra bột đầu tiên trong tháng 4 và dự kiến bán lô cá hương đầu tiên vào tháng 7 do cần khoảng 91 ngày để cá bột phát triển thành cá hương”.

Việt Úc bắt đầu tuyển lựa cá tra bố mẹ lần đầu trong dự án năm 2016 và đã mở một trang trại rộng 100ha vào tháng 12/2018. Trang trại này có công suất sản xuất 1 tỷ cá tra hương với một rãnh các tấm lợp năng lượng mặt trời để cung cấp nguồn năng lượng tái tạo và rẻ hơn. Ông Trí không cho hay khi nào công suất sẽ đạt mức 1 tỷ con cá hương, nhưng đảm bảo các tiêu chuẩn của công ty cho hoạt động sản xuất con giống chất lượng cao “sẽ cần thời gian”. Ông cho biết công ty sẽ chỉ cung ứng rất hạn chế nguồn cung cá tra giống trong năm 2019.

Một số công ty cá tra đã tiếp cận Việt Úc để đặt hàng cá tra giống, bao gồm cả Vĩnh Hoàn, nhà chế biến – xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Tổng nhu cầu cá tra giống của ngành cá tra Việt Nam năm 2018 ước tính khoảng 3 tỷ con giống loại cá hương.

Dự án là một phần trong kế hoạch hợp tác ba bên để sản xuất cung ứng cá tra giống chất lượng cao tại ĐBSCL, nơi tập trung phần lớn hoạt động nuôi cá tra tại Việt Nam. Kế hoạch này, dự kiến triển khai đến năm 2025, đã được Bộ NNPTNT phê duyệt trong năm 2018. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ sản xuất khoảng một nửa nhu cầu cá tra giống của ĐBSCL, ước tính vào khoảng 2,2 – 2,5 triệu cá tra giống chất lượng cao (cá hương) hàng năm từ năm 2020, sau đó sẽ nâng lên từ 2,5 – 3 tỷ cá tra giống chất lượng cao hàng năm – tức tương đương 100% tổng nhu cầu cá tra giống hàng năm của ĐBSCL từ năm 2050.

Việt Úc là công ty duy nhất tại Việt Nam sử dụng các chương trình công nghệ cao để giám sát và phân tích hoạt động sản xuất bằng phần mềm, cho phép công ty tuyển chọn các con giống với nguồn gene đã qua tuyển chọn. Doanh thu năm 2018 của Việt Úc là 1.400 tỷ đồng, tương đương 60 triệu USD và lợi nhuận ròng đạt 500 tỷ VNĐ, tương đương 22 triệu USD, ông Trí cho hay.

Theo Seafood Source
Admin

Châu Á là thị trường tăng trưởng đầy triển vọng của các nhà cung cấp tôm giống

Bài trước

Nông dân nuôi tôm bang Kerala của Ấn Độ thiệt hại nặng do các lệnh phong tỏa

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư