Xuất khẩu nông sản giảm có thể làm giảm tăng trưởng xuất khẩu xuống 5% trong năm 2019. Khu vực tư nhân Thái Lan tỏ ra lo ngại về hoạt động kinh doanh nông nghiệp trong năm 2019 và cho rằng xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản chậm lại, ảnh hưởng đến tổng giá trị xuất khẩu trị giá 268 tỷ USD của nước này.

Sanan Angubolkul, phó chủ tịch Hội đồng Thương mại, trong tuần qua đã tham gia một cuộc họp chung giữa Cơ quan Xúc tiến Thương mại Quốc tế va khu vực tư nhân để đánh giá các triển vọng xuất khẩu, trong đó ngành đường và ngành cao su là các ngành đặc biệt gây lo ngại. “Ủy ban Thường trực chung về Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng dự báo rằng xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng trưởng 5 – 7% trong năm 2019”, ông Sanan cho biết. “Chúng tôi, khu vực tư nhân, dự báo rằng một số mặt hàng, như đường, trang sức và vàng, cao su, có thể có triển vọng khá u ám, dựa trên kết quả hoạt động xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2018”.

Xuất khẩu đường của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2018 giảm 4% so với cùng kỳ năm 2017, mức suy giảm trong cùng kỳ so sánh của trang sức và vàng là 10%, của cao su là 23%. Khu vực tư nhân dự báo xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản chỉ tăng trưởng 3% trong năm 2019 lên 38,7 tỷ USD, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng 6% lên 216 tỷ USD. Các hàng hóa Thái Lan có triển vọng xuất khẩu tốt là xe hơi, các thiết bị điện tử, xăng dầu thành phẩm và thực phẩm. Năm 2018, xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản dự báo tăng 7% so với năm 2017 lên 37,46 tỷ USD, trong khi xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ước tăng 9% lên 204,8 tỷ USD.

Theo ông Sanan, các yếu tố rủi ro chính trong năm 2019 là giá dầu tăng, biến động tỷ giá và cuộc chiến thương mại. Khu vực tư nhân cũng kêu gọi chính phủ trong tương lai tích cực mở rộng các thỏa thuận tự do thương mại với các đối tác thương mại quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Thái Lan và có quan điểm rõ ràng hơn về việc liệu có tham gia Thỏa thuận Tiến bộ và Toàn diện Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không.

Bộ trưởng Thương mại Sontirat Sontijirawong gần đây cho biết Thái Lan sẽ không tham gia CPTPP trong nhiệm kỳ chính phủ đương nhiệm. Ông cho biết phó thủ tướng Somkid Jatusripitak, chịu trách nhiệm về kinh tế, đã chỉ ra rằng do thiếu thời gian chuẩn bị trước khi gói thỏa thuận thương mại này có hiệu lực từ ngày 30/12 và còn rất nhiều bước mà Thái Lan khó có thể hoàn thành đúng thời hạn.

Banjongjitt Angsusingh, giám đốc Cơ quan Xúc tiến Thương mại quốc tế của Bộ Thương mại, nhấn mạnh rằng Bộ Thương mại vẫn dự báo mức tăng trưởng xuất khẩu 8% trong năm nay và năm 2019. Bà cho biết tăng trưởng xuât skhẩu chủ yếu dựa vào thị trường ASEAN (+8.3%), Trung Quốc và Hong Kong (+12%), Nam Á (+8%), Nga và Khối Thịnh vượng chung (+10%), Đông Á bao gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc (+7%), EU (+3%), Bắc Mỹ (6.1%), Trung Đông (+3%), Mỹ Latin (+6%) và Úc (6%). Bà Banjongjitt cho biết cơ quan chức trách Thái Lan sẽ tập trung vào các khu vực châu Á chính, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Á và Hong Kong. Thái Lan sẽ xúc tiến các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu như thức ăn cho thú cưng, các loại thảo mộc và mỹ phẩm, đồng thời thúc đẩy cả thị trường trực tuyến và thực tuyến.

Theo Bangkok Post
Admin

Triển vọng ngành cà phê năm 2021

Bài trước

Các đánh giá ban đầu về tác động của COVID-19 tới ngành sản xuất rau quả tươi toàn cầu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc