Cuộc chiến thương mại, biến động tỷ giá đe dọa ổn định giá thực phẩm
Các hàng hóa nông sản phần lớn đang đối mặt với rủi ro giảm giá trong năm 2019 do tác động của cuộc chiến thương mại và đồng USD mạnh lên, nghĩa là đồng nội tệ của các nước sản xuất nông sản yếu đi khiến hoạt động xuất khẩu của họ được kích thích nhưng lại gây áp lực lên giá hàng hóa. Stefan Vogel, chiến lược gia toàn cầu về ngũ cốc và hạt có dầu tại Rabobank cho biết trong cuộc phỏng vấn với Rajesh Bhayani của Ấn Độ rằng kịch bản đang thay đổi trong ngành nông sản và thực phẩm toàn cầu, các công ty văn phòng giao dịch đang tiến gần hơn tới người tiêu dùng, hoặc bằng cách nỗ lực trở thành các công ty thực phẩm hoặc bằng cách tung ra các giải pháp nguyên liệu thực phẩm cho các công ty thực phẩm.
Biến động tỷ giá giữa bối cạnh sự mạnh lên của đồng USD tác động thế nào tới hàng hóa nông sản?
Đồng USD mạnh lên khiến xuất khẩu từ Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn các nước xuất khẩu khác có đồng nội tệ đang yếu đi. Đồng Real Brazil và Peso Argentina tương đối yếu đang hỗ trợ xuất khẩu từ 2 nước này, nghĩa là giá hàng hóa tính bằng đồng USD đối mặt với áp lực giảm do đồng USD mạnh lên. Đặc biệt là giá cà phê và giá đường chịu ảnh hưởng mạnh của đồng Real Brazil, xét đến vị thế là nước sản xuất và xuất khẩu lớn của Brazil trên thế giới. Chúng tôi dự báo đồng USD sẽ duy trì tương đối mạnh và tiếp tục gây áp lực lên giá hàng hóa tính bằng đồng USD.
Triển vọng đối với các hàng hóa nông sản lớn là gì?
“Hàng loạt rủi ro đang ập đến” bao gồm cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, biến động tỷ giá và thời tiết cực đoan đe dọa sự ổn định của giá thực phẩm toàn cầu trong năm 2019.
Đối với đậu tương và các loại ngũ cốc nói chung, triển vọng phụ thuộc lớn vào tiến triển của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Thỏa thuận G20 gần đây tại Argentina có thể cho phép thời gian tạm thời 90 ngày đối với đậu tương Mỹ có thể giao thương với Trung Quốc nhưng về dài hạn, một giải pháp thực sự là cần thiết. Chúng tôi dự báo giá đậu tương sẽ tiếp tục gặp áp lực giảm và gần ngưỡng 9 USD/giạ tại CBOT cho tới khi cuộc chiến thương mại tiếp diễn. Một giải pháp thực sự có thể giúp giá đậu tương tăng thêm 10%, cũng sẽ tác động lên giá dầu thực vật, là sản phẩm nhập khẩu chính của Ấn Độ.
Giá dầu cọ và giá dầu đậu tương vẫn sẽ gặp áp lực giảm trong năm 2019 do nguồn cung toàn cầu ở mức cao. Chúng tôi cho rằng giá dầu cọ năm 2019 sẽ sát mức 2.000 Ringgits/tấn. Việc Indonesia xóa bỏ thuế xuất khẩu gần đây càng gây thêm áp lực giảm giá.
Giá lúa mỳ sẽ được hỗ trợ trong nửa đầu năm 2019 do nguồn cung toàn cầu giảm sau khi hạn hán diễn ra tại một số khu vực sản xuất chính (EU, Úc) nhưng chúng tôi dự báo diện tích trồng lúa mỳ năm 2019 tăng lên, thời tiết bình thường, và nguồn cung lúa mỳ từ giữa năm 2019 sẽ tăng, đẩy giá lúa mỳ giao dịch trên CBOT xuống mức gần hoặc giảm xuống dưới $5/bu.
Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới và với nguồn cung rất lớn sẽ là động lực chính khiến giá đường giảm trong năm 2019 và chúng tôi dự báo giá đường trên sàn ICE sẽ gần ngưỡng 13 – 14 cents/lb. Giá ngô có thể tăng trong năm 2019 do nguồn cung toàn cầu dự báo giảm.
Ấn Độ sẽ gặp tác động gì từ các diễn biến trên?
Giá dầu thực vật tương đối rẻ sẽ là một thuận lợi cho nhập khẩu của Ấn Độ do nước này phải nhập khẩu một lượng lớn dầu ăn hàng năm. Giá lúa mỳ giảm cũng sẽ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ. Chúng tôi dự báo giá bông duy trì ở mức cao, trên 80 cents/lb, cũng là lợi ích mang lại cho Ấn Độ do nước này là nước sản xuất bông lớn.
Giá đường thế giới thấp sẽ tiếp tục là một môi trường kinh doanh khó khăn cho các nhà sản xuất đường toàn cầu, bao gồm Ấn Độ, ngay cả khi các chính sách trợ cấp và giá sàn cho mía đường lại càng khuếch đại động lực sản xuất cho nông dân Ấn Độ.
Rủi ro thời tiết năm 2019 là gì? Liệu El Nino có tác động tới Ấn Độ?
Thời tiết luôn luôn là một rủi ro. Các đợt hạn hán năm 2018 tại một số vùng sản xuất nông nghiệp chính và đối với năm 2019, chúng tôi dự báo một số vấn đề, đặc biệt là rủi ro diễn ra El Nino lên tới 80%. Cho tới thời điểm này, El Nino chưa hiện rõ nhưng vẫn có thể mang đến thời tiết khô hơn bình thường cho Ấn Độ và trực tiếp tác động đến lượng mưa trong mùa mưa.
Đậu tương và phân khúc dầu thực vật là trọng tâm của cuộc chiến thương mại. Những thay đổi gì mà ông cho là sẽ diễn ra trong ngành đậu tương thời gian tới?
Nếu cuộc chiến thương mại đậu tương giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục, các nhà chế biến – xuất khẩu đậu tương Mỹ sẽ mất đầu ra và nông dân Mỹ sẽ giảm mạnh diện tích trồng đậu tương, gây tác động lên toàn bộ ngành ngũ cốc.
Nông dân Brazil được cho là sẽ mở rộng diện tích trồng đậu tương để xuất khẩu sang Trung Quốc. Trung Quốc đang liên tục trả mức chênh giá cho nguồn đậu tương ngoài Mỹ dẫn đến chi phí TACN cao, dẫn tới giảm sử dụng đậu tương làm TACN và tăng nhập khẩu – sử dụng các lựa chọn protein TACN thay thế. Các nước ngoài Trung Quốc đang mạnh tay mua vào và chế biến đậu tương Mỹ đang có giá rẻ hơn, trong giới hạn công suất nghiền nội địa hiện có.
Các công ty nông nghiệp và thực phẩm nên phản ứng ra sao trước các sự kiện này?
Hàng loạt rủi ro từ thời tiết đến chính trị sẽ thúc đẩy các nỗ lực đa dạng hóa của các công ty quốc tế trong ngành nông nghiệp và thực phẩm cũng như khả năng thu mua và kinh doanh nông sản từ nhiều nguồn khác nhau để giảm thiểu các rủi ro trên và hưởng lợi từ các cơ hội nổi lên do các thay đổi trên thị trường. Ngoài ra, các công ty đại diện giao dịch đang mở rộng phạm vi hoạt động trong chuỗi giá trị từ giao dịch sang chế biến ban đầu (như nghiền các loại hạt có dầu hoặc sản xuất bột), thậm chí tiến gần hơn tới nguồi tiêu dùng, bằng cách nỗ lực trở thành một công ty thực phẩm hoặc cung ứng các giải pháp nguyên liệu thực phẩm hiện đại cho các công ty thực phẩm.
Theo Business Standard
Bình luận