Công cuộc đại tu ngành đường Thái Lan diễn ra dưới sức ép quốc tế
Giá đường nội địa tại Thái Lan giới hạn ở mức trần 23,5 Baht/kg cho tới năm nay. Chính phủ nước này đang nỗ lực cải tổ hệ thống ngành đường để tự do hóa ngành này trong gần 2 năm, thả nổi giá đường bán lẻ nôi địa từ mức cố định 23,5 Baht/kg. Mức giá cố định này được định đoạt từ năm 2009, cho tới khi chính phủ đương nhiệm xóa bỏ hệ thống hạn ngạch đường.
Ngày 15/1/2018, chính phủ Thái Lan đã ký phê duyệt Mục 44 để triển khai phần 17 (15) của Luật Mía và Đường 1984, theo đó đặt mức giá đường cố định cho tiêu dùng nội địa. Chính phủ Thái Lan cũng từng đặt ra 3 hạn ngạch đường hàng năm để ngăn chặn tình trạng thiếu đường. Hạn ngạch A dành ra 2,2 – 2,5 triệu tấn đường cho tiêu dùng nội địa. Hạn ngạch B phân bổ 800.000 tấn đường cho hoạt động xuất khẩu đường cho chính phủ nắm giữ. Hạn ngạch C là phần đường mà khối tư nhân được phép xuất khẩu.
Mục 44 từng được dùng để xóa bỏ việc thu 5 Baht trong giá xuất kho nhà máy dành cho Quỹ Mía và Đường. Văn phòng Hội đồng Mía và Đường (OCSB) cho biết chính phủ Thái Lan vẫn đang xem xét sửa đổi các phần khác của Luật 1984, đã trong quá trình sửa đổi từ năm 2014 đến nay.
Kế hoạch tự do hóa vẫn chỉ một phần nhưng một số cơ chế vẫn đang được giữ lại để tiếp tục trợ cấp gián tiếp cho nông dân trồng mía, đặc biệt là tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận 70:30 trong tổng doanh thu ngành đường hàng năm, theo đó 70% dành cho nông dân và 30% còn lại dành cho các nhà máy đường.
Krungsri Research, một bộ phận nghiên cứu chuyên sâu thuộc ngân hàng Ayudhya, cho rằng cơ chế chia sẻ lợi nhuận 70:30 giúp tất cả 54 nhà máy đường đạt tổng biên lợi nhuận ổn định và tăng cường chuỗi cung ứng đường, qua đó phát triển thêm nhiều sản phẩm liên quan và đầu tư vào ngành đường GTGT cao, sử dụng rỉ đường và bã mía. Các nhà sản xuất đường sẽ cso tưang trưởng lợi nuận thấp hơn từ hệ thống này.
Nông sản chính của Thái Lan
Warawan Chitaroon, tổng thư ký OCSB, cho biết ngành nông nghiệp Thái Lan có khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao, nên một số nông sản đang được tập trung xây dựng chính sách và được trợ cấp để hỗ trợ nông dân. “Đường là nông sản quan trọng nhất của Thái Lan bởi Thái Lan là nước sản xuất đường lớn thứ 4 thế giới và nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới”.
Năm 2018, sản lượng đường Thái Lan đạt 14,71 triệu tấn, tăng 46,7% so với năm 2017, sản lượng mía đường đạt 134,93 triệu tấn, tăng 45,2% trong cùng kỳ so sánh. Mùa nghiền mía tại Thái Lan thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 5. Nguồn cung đường cho tiêu dùng nội địa giảm 3% xuống còn 1,9 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm 2018, trong khi xuất khẩu tăng mạnh 50% lên 7,54 triệu tấn, theo OCSB. Hội đồng dự báo tiêu dùng đường nội địa năm 2018 đạt 2,6 triệu tấn, giảm 11% so với năm 2017, trong khi xuất khẩu đường năm 2018 dự báo đạt mức cao kỷ lục 11 triệu tấn, tăng 58,5%.
Các chính sách hiện tại của Ấn Độ đã đẩy giá đường thế giới xuống mức thấp nhất trong 10 năm khi phân bổ tới 760 triệu USD để tăng giá mía cho nông dân nội địa và trợ cấp chi phí vận chuyển tới cảng cho 5 triệu tấn đường xuất khẩu.
Để phản ứng lại, các nhà sản xuất đường Thái Lan bắt tay với Liên minh đường toàn cầu vì Tự do hóa và Cải cách thương mại đường (Global Sugar Alliance for Sugar Trade Reform and Liberalization - GSA) để đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và tìm cách xóa bỏ chính sách trợ cấp của Ấn Độ. Các nhà sản xuất đường Thái Lan, bao gồm Hiệp hội các nhà sản xuất đường Thái Lan, Hiệp hội các nhà sản xuất năng lượng sinh học và đường Thái Lan và Hiệp hội thương mại ngành đường Thái Lan đang hợp tác với GSA, dẫn đầu bởi các nhà sản xuất đường Brazil, Úc, Guatemala, Colombia, Chile và Canada, đang kêu gọi WTO đứng ở vị trí trọng tài để phán quyết các đơn kiện của họ. Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) dẫn mức giá đơngf 12,78 cents/pound vào giữa tuần trước.
Narathip Anantasuk, lãnh đạo Liên đoàn những người trồng mía Thái Lan, cho rằng giá đường thế giới có thể tiếp tục giảm do sản lượng tại các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc vẫn tăng. “Tình trạng dư cung dự báo vẫn tiếp diễn trong vài năm tới”.
Dư cung
Các nhà sản xuất đường Thái Lan kêu gọi OCSB bắt đầu vụ nghiền mía từ ngày 15/11, sớm 2 tuần so với thông lệ, nhưng Hội đồng vẫn chưa thông báo về ngày bắt đầu vụ nghiền mía. Các nhà sản xuất cho biết họ cần 140 ngày trong vụ sản xuất 2018-19 để sản xuất đường. OCSB chịu trách nhiệm quản lý hoạt động trồng mía và sản xuất đường; trong khi các nhà nghiền mía có Hiệp hội nhà sản xuất đường Thái Lan, Hiệp hội các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học và đường Thái Lan và Hiệp hội Thương mại ngành đường là các tổ chức thương mại ngành.
Siriwut Siempakdee, chủ tịch quan hệ công chúng của 3 hiệp hội này, cho biết các nhà sản xuất đường dự báo sản lượng mía vụ mới dao động từ 120 – 125 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với vụ trước, đã kết thúc vào tháng 5 vừa qua với sản lượng 135 triệu tấn. Ông Siriwut cho biết dự báo này được cho là mức sản lượng cao cho các nhà máy đường và cho biết các nhà máy đã phải tăng cường sản xuất trong vụ nghiền mía trước, nhưng một số nhà máy vẫn không thể kết thúc hoạt động trước lễ Songkran.
Quy định mới về giá
Bà Warawan cho biết OCSB đã xác lập mức giá ban đầu cho 2 tiêu chí mía đường trong vụ nghiền 2018-19. “Mức giá mía ban đầu đặt ở 680 Baht/tấn và độ ngọt đường mía thương phẩm là 12,3”.
Bà Warawan nhấn mạnh rằng OCSB đã phê chuẩn ngân sách hỗ trợ nông dân lên tới 50 Baht/tấn cho 5.000 tấn/người, nên nông dân có thể bán mía với giá 880 – 900 Baht/tấn. OCSB sẽ hỗ trợ nông dân sử dụng công nghệ để tăng năng suất mía đường từ 11% lên 15% do mở rộng diện tích trồng mái tại Thái Lan rất khó khăn.
Kinh tế sinh học
Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan Uttama Savanayana cho biết chính phủ nước này sẽ thúc đẩy ngành đường tạo ra các sản phẩm GTGT theo khung chính sách kinh tế sinh học (bioeconomy policy). Chính phủ đã phân bổ 500.000 tấn đường cho sản xuất ethanol, đặt mục tiêu giảm chi phí sản xuất. Nhiều nhà sản xuất ethanol đang đối mặt với chi phí sắn răng do nhu cầu cao trong ngành sản xuất TACN. “Nông dân sẽ có thể chuyển dịch ra khỏi chỉ sản xuất đường thương phẩm cho xuất khẩu, vốn rủi ro do giá thế giới biến động mạnh”, bà Uttama cho hay. “Phát triển hóa sinh học nhằm giúp họ tăng giá nông sản, tạo ra các sản phẩm GTGT cao hơn và ổn định giá”.
Kế hoạch nền kinh tế sinh học đã được triển khai ở các tỉnh bắc và đông bắc từ tháng 4, khi chính phủ phê duyệt chính sách này. Bà Uttama cho biết chính phủ đã lựa chọn 3 tỉnh cho dự án này - Khon Kaen, Nakhon Sawan và Kamphaeng Phet – nơi có sản lượng sắn và mía đường lớn.
Chính phủ Thái Lan có kế hoạch phát triển dự án trong giai đoạn 2018 – 2026 theo sáng kiến Pracha Rat. “Thái Lan đặt mục tiêu trở thành trung tâm hóa sinh học của khu vực Đông Nam Á đến năm 2027, tập trung vào nhựa sinh học và hóa sinh học”, bà Uttama cho biết. Các công ty như Thai Beverage, Global Green Chemicals, Mitr Phol Group, Purac Thailand, Corbion Group và Kaset Thai International Sugar Corporatio bày tỏ sự quan tâm tới kế hoạch này.
Ngành hóa sinh học là một trong những ngành ưu tiên hàng đầu của chính phủ, với giá trị đầu tư dự kiến 130 tỷ Baht đến năm 2027. Đến năm 2027, dự án được kỳ vọng sẽ tăng thu nhập của nông dân lên 85.000 Baht/người/năm, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp thêm 400 tỷ Baht và tạo việc làm cho hơn 800.000 lao động trên cả nước.
Theo Bangkok Post
Bình luận