Thương mại song phương giữa Ấn Độ và Trung Quốc tăng 18,63% trong năm 2017 so với năm 2016, chạm mức cao kỷ lục 84,44 tỷ USD. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại tiếp tục duy trì ở mức cao lên tới 51,75 tỷ USD trong năm 2017. Ấn Độ lên tiếng lo ngại về thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc lên tới hơn 51 tỷ USD và nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường thương mại trong các dịch vụ IT, nông sản, dược phẩm và du lịch mà nước này có thế mạnh nhưng vẫn chưa được biết đến rộng rãi tại Trung Quốc.

Thư ký Thương mại Ấn Độ Anup Wadhawan hiện đang tới Thượng Hải tham dự China International Import Expo (CIIE) tại Bắc Kinh, đã gặp Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen và thảo luận về các vấn đề thương mại song phương. Ông cũng bày tỏ sự hài lòng về tiến triển trong các cuộc đàm phán liên quan đến xuất khẩu bột đậu tương và lựu từ Ấn Độ sang Trung Quốc, theo thông tin từ Đại sứ quán Ấn Độ tại Trung Quốc cho hay. “Thư ký thương mại bày tỏ lo ngại liên quan đến thâm hụt thương mại lớn, nhưng cũng thừa nhận những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong xóa bỏ một số vấn đề tiếp cận thị trường như cho xuất khẩu gạo, bột hạt cải từ Ấn Độ trong vài tháng vừa qua và bày tỏ hài lòng về tiến triển trong đàm phán thương mại bột đậu tương và lựu cùng các vấn đề liên quan”, thông báo chi tiết cho biết.

Chính phủ Ấn Độ đã liên tục gây sức ép lên Trung Quốc về các biện pháp nhằm giảm thâm hụt thương mại – một trong những vấn đề trọng tâm chính của cuộc họp thượng đỉnh không chính thức giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Vũ Hán vào tháng 4/2018.

Ấn Độ đã liên tục yêu cầu Trung Quốc nới rộng cửa tiếp cận thị trường cho các hàng hóa nông sản và thực phẩm, dược phẩm các dịch vụ IT và liên quan (ITES), du lịch và các dịch vụ mà Ấn Độ có lợi thế trên thế giới nhưng vẫn chưa hiện diện mạnh tại Trung Quốc.

Trong cuộc gặp với ông Wang, ông Wadhawan cũng thông báo về việc khuyến khích các sự kiện xúc tiến kinh doanh do Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức, đặt trọng tâm vào các hàng hóa như gạo, đường, chè, các loại dầu và bột ngũ cốc. Ông cũng đề nghị ông Wang cung cấp các hướng dẫn từ Bộ Thương mại Trung Quốc tới các nhà nhập khẩu mua các mặt hàng này từ Ấn Độ. Gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc đã có hàng loạt các cuộc trao đổi chính thức để thảo luận về các vấn đề thương mại song phương.

Sau cuộc họp nhóm kinh tế thành công do Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ tổ chức vào tháng 3/2018, hai nước đã tổ chức hai vòng các cuộc đối thoại ở cấp chính thức nhằm tìm giải pháp cho một số vấn đề tiếp cận thị trường đã tồn tại dai dẳng giữa hai nước trong thời gian qua.

Ông Wadhawan cũng có một cuộc thảo luận với các nhà nhập khẩu đường của Trung Quốc, bao gồm Hiệp hội Đường Trung Quốc và tóm lược cho họ về ngành đường Ấn Độ, chứng minh năng lực đảm bảo sản lượng và chất lượng, đáp ứng các quy định của Trung Quốc trong dài hạn. Các tác nhân quan trọng trong ngành đường Ấn Độ, bao gồm giám đốc điều hành Liên đoàn Quốc gia các nhà máy đường Ấn Độ cũng tham gia các cuộc gặp.

Trung Quốc cuối cùng đã đồng ý nhập khẩu đường thô từ Ấn độ sau vài tháng đàm phán và hoạt động xuất khẩu dự kiến sẽ bắt đầu từ đầu năm 2019. Hợp đồng xuất khẩu 15.000 tấn đường thô đã được ký kết giữa Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA) và COFCO, công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.

Ấn Độ có kế hoạch xuất khẩu 2 triệu tấn đường thô sang Trung Quốc trong năm 2019. ISMA đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu đường năm tài khóa 2018-19 (tháng 10/2018-9/2019) đạt 5 triệu tấn.

Đường thô là sản phẩm thứ hai sau gạo thường (non-basmati) mà Trung Quốc đồng ý mở rộng cửa hơn cho xuất khẩu từ Ấn Độ trong năm 2018 sau hàng loạt các cuộc đàm phán giữa hai bên. Ấn Độ là nước sản xuất đường lớn nhất thế giới với sản lượng 32 triệu tấn trong năm 2018. Ấn Độ sản xuất đường ở tất cả các loại: thô, tinh luyện và trắng. Đường Ấn Độ cũng có chát lượng cao và không chứa Dextran do thời gian tối thiểu từ thời điểm thu hoạch mía tới khi nghiền. “Ấn Độ có điều kiện thuận lợi để trở thành nước xuất khẩu đường chất lượng cao, lượng lớn, đáng tin cậy và thường xuyên cho Trung Quốc”.

Theo NDTV, The Hindu Business Line
Admin

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ước đạt 76,4 tỷ USD trong năm 2020

Bài trước

Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi lợn ở nước ngoài để bù đắp thiếu hụt thịt lợn trong nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc