Với nhu cầu thế giới tăng nhờ một đợt giảm giá ngắn vào cuối năm 2017, xu hướng tăng giá quay trở lại trong quý 1/2018 trên thị trường cá hồi nuôi, đạt đỉnh giá khi nguồn cung gặp vấn đề thắt cổ chai trong ngắn hạn vào cuối tháng 4, đã đẩy giá cá hồi Đại Tây Dương lên mức cao kỷ lục. Mặc dù thị trường đi vào ổn định trong giữa năm, tăng trưởng sản xuất chậm lại trên toàn cầu có thể sẽ duy trì giá cá hồi nuôi ở mức cao trong tương lai gần.

Na Uy

Cá hồi salmon

Biến động giá mạnh không phải hiện tượng xa lạ đối với ngành cá hồi Đại Tây dương nuôi của Na Uy, nhưng diễn biến giá năm 2018 biến động đặc biệt mạnh. Giá cá hồi salmon hồi đầu năm ở mức 6,9 USD/kg, ngay sau một đợt tăng giá mạnh giữa vụ thu hoạch nửa cuối năm 2017. Nguồn cung cá hồi giảm do sự kết hợp của nhiệt độ nước biển lạnh và hiệu ứng nhu cầu cao do giá cá hồi giảm trước đó, đã kích hoạt một giai đoạn giá tăng mạnh. Tuần thứ 19, Fish Pool Index đã chạm mức cao kỷ lục 9,97 USD/kg và sau đó giảm mạnh xuống mức 6,93 USD/kg vào tuần 26 do hoạt động hoạch diễn ra bình thường. Biến động giá mạnh gây khó khăn cho các nhà chế biến tìm cách quản trị luồng tiền và tối thiểu hóa rủi ro, các mức giá này vẫn đủ để bảo vệ biên lợi nhuận của các công ty nuôi trồng thủy sản.

Trong quý 1/2018, giá cá hồi salmon giảm so với cùng kỳ năm 2017. Tổng giá trị xuất khẩu cá hồi salmon Nauy giảm 1,5% bất chấp tăng 6% về lượng, theo NSC. Các thị trường mới nổi tại châu Á vẫn là các thị trường đích tăng trưởng nhanh nhất cho cá hồi salmon Na Uy. Sự kết hợp của các chiến dịch marketing, các yếu tố cơ bản kinh tế và đòng Euro mạnh lên tiếp tục đảm bảo nhu cầu cá hồi cao trên thị trường EU28 cũng như từ các nhà chế biến và tái xuất hàng đầu EU28 là Ba Lan. Italy nổi lên là thị trường tăng trưởng nhanh trong EU28, chủ yếu do nhu cầu tăng đối với các lựa chọn thủy sản ít truyền thống hơn như sushi. Xuất khẩu cá hồi salmon Na Uy sang Trung Quốc đại lục và Hong Kong tăng mạnh trong quý 1/2018, chủ yếu do Trung Quốc trấn áp mạnh hoạt động buôn lậu cá hồi thông qua Việt Nam, và xuất khẩu cá hồi salmon sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng sau khi các hạn chế thương mại liên quan đến vấn đề thú y được dỡ bỏ đối với một loạt các khu vực nuôi cá hồi của Na Uy.

Cá hồi trout

Sau một năm 2017 có nguồn cung rất thấp, sản lượng cá hồi trout Na Uy tăng mạnh trong năm 2018. Giá giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao trong lịch sử giá. NFC báo cáo giá trị xuất khẩu cá hồi trout giảm 6% xuống còn 65,7 triệu USD, lượng giảm 14% xuống 9.800 tấn. Nguồn cung cá hồi trout có thể sẽ vẫn dồi dào trong những tháng còn lại trong năm. Tuy nhiên, nhu cầu tốt từ nhiều thị trường khác nhau như Belarus, Nhật Bản và Mỹ cho thấy giá cà hồi trout có thể sẽ vẫn duy trì ở mức tương đối cao.

Mỹ Latin

Cơ quan Thủy sản và Nuôi trồng thủy sản quốc gia (Sernapesca) thông báo rằng ngành cá hồi Chile gặp ít vấn đề dịch bệnh hơn năm 2017 và số lượng trại nuôi cá hồi bị dịch bệnh giảm, cũng như tỷ lệ chết do nhiễm bệnh giảm.

Trung Quốc tiếp tục nổi lên là thị trường mục tiêu của xuất khẩu cá hồi Chile. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cá hồi Chile sang Trung Quốc tăng cả ở phân khúc tươi và đông lạnh. Các nhà phân tích dự báo xuất khẩu cá hồi sang Trung Quốc tăng ít nhất 50% trong những tháng cuối năm 2018. Ngoài ra, giá xuất khẩu trung bình cũng cải thiện.

Bộ Sản xuất Peru nhấn mạnh sản xuất cá hồi trout tăng trong 10 năm qua, với mức tăng ấn tượng 678%. Từ 7.000 tấn năm 2007 lên 54.400 tấn năm 2017. Sản xuất cá hồi trout cầu vồng Chile dạt 75.000 tấn năm 2017. Điều phối dự án “To Eat Fish” nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác công tư để nông dân có thể bán thủy sản trực tiếp đến người tiêu dùng và qua ít trung gian hơn.

Anh

Sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh và đạt giá trị xuất khẩu cao, năm 2018 là năm khó khăn của ngành cá hồi Anh với sản lượng ước giảm 10%. Bất chấp giá tốt và đồng Bảng Anh giảm giá, sản lượng thấp cộng với chi phí tăng để giải quyết dịch bệnh khiến triển vọng ngành cá hồi Anh kém hơn những năm trước.

Tại thị trường nội địa Anh, báo cáo gần đây của Nielsen cho rằng giá liên tục ở mức cao đối với hàng loạt thủy sản tiêu thụ chính đã đẩy nhiều người tiêu dùng ra khỏi thị trường thủy sản và cá hồi không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nhập khẩu cá hồi Na Uy của Anh tăng mạnh trong năm nay do sản lượng nội địa thấp và dự báo sản lượng của nhà cung cấp chính là Faroe Islands giảm.

Cá hồi tự nhiên

Mùa cá hồi tự nhiên bắt đầu vào đầu mùa hè tại bắc Thái Bình Dương. Các dự báo ban đầu cho thấy sản lượng khai thác cá hồi tự nhiên Alaska giảm và sản lượng khai thác cá hồi của Nga tăng mạnh. Các nhà nghiên cứu thủy sản Nga đang dự báo sản lượng cá hồi hồng đạt mức cao kỷ lục, đẩy tổng sản lượng cá hồi tươi ước đạt 492.000 tấn, chỉ thấp hơn mức sản lượng khai thác cao kỷ lục vào năm 2009 là 500.000 tấn, tăng 12,3% so với năm 2016 và 39% so với năm 2017. Tại Alaska, sản lượng khai thác cá hồi hồng giảm mạnh trong năm 2018 nhưng tổng sản lượng khai thác dự báo cao hơn nhiều so với năm 2016.

Các thị trường

Nhu cầu cá hồi thế giới tiếp tục mạnh, chủ yếu nhờ triển vọng kinh tế nhìn chung khá tích cực.  Tăng trưởng nhu cầu nhanh tại các thị trường mới nổi đang là yếu tố quan trọng hơn hết cho sự phát triển của ngành cá hồi, khi số liệu nhập khẩu cá hồi trong quý 1/2018 cho thấy các thị trường phát triển tiếp tục có vai trò quan trọng trong đóng góp tổng cầu, xu hướng tiêu dùng và giá. Trong quý 1/2018, Mỹ và Nhật Bản chiếm lần lượt 16% và 9% tổng kim ngạch nhập khẩu cá hồi thế giới về giá trị, tron gkhi các thị trường tiêu dùng chính trong EU28 là Đức (7%), Pháp (6%), Anh (3%), Ý (3%) và Tây Ban Nha (2%) chiếm tổng cộng 21% thị phần nhập khẩu. Tung Quốc là thị trường đang phát triển có thị phần nhập khẩu cá hồi lớn nhất (4%), trong khi Brazil và Nga do cáckhó khăn kinh tế nên tăng trưởng nhập khẩu cá hồi giảm, chỉ chiếm mỗi nước 2% trong tổng kim ngạch cá hồi thế giới.

Triển vọng

Nhiệt độ nước thấp và điều kiện sinh học bất lợi tại châu Âu trong mùa đông khiến ước tính sản lượng cá hồi Đại Tây Dương năm 2018 giảm khoảng 4-5%. Sản lượng cá hồi Scotland giảm sẽ được bù đắp nhờ sản lượng cá hồi Chile và Na Uy dự báo tăng 5 – 6%. Mặc dù xu hướng tăng nhu cầu cá hồi thế giới đối với hàng loạt sản phẩm cá hồi tiếp diễn, tăng trưởng sản xuất dự báo đủ để giữ giá cá hồi neo ở mức 7,4 USD/kg trong thời gian tới.

Khả năng sinh lời của ngành được chứng minh thông qua nhu cầu cao đối với cấp phép nuôi cá hồi tại Na Uy. Trong tháng 6, 13 công ty đã trả 281 triệu USD để được cấp phép nuôi tổng cộng 11.879 tấn cá hồi. Về dài hạn, tăng trưởng sản xuất cá hồi sẽ hạn chế, chủ yếu do các vấn đề quản lý rận iển, nghĩa là tăng trưởng nhu cầu có thể vượt nguồn cung cho tới khi các vấn đề này được giải quyết hiện quả nhờ các biện pháp mới, các thực hành nuôi cải thiện hoặc các phương pháp nuôi như xa bờ hoặc các hệ thống khép kín.

Về phía thị trường, tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thể đẩy mức thuế nhập khẩu đối với cá hồi Mỹ tại thị trường Trung Quốc vượt mức 25% và sự leo thang của cuộc chiến thương mại này có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu dùng tại nhiều nước.

Theo FAO Globefish
Admin

Nông dân sản xuất cá hồi Na Uy chính thức từ biệt nguồn đậu tương từ Brazil

Bài trước

Nhà sản xuất cá hồi Na Uy ngừng nhập khẩu đậu tương Brazil sau cháy rừng Amazon

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc