Tác động của chi phí thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng và biên lợi nhuận của các nhà sản xuất sữa toàn cầu suy giảm đã rất rõ rệt. Hai yếu tố này sẽ tiếp tục thắt chặt sản xuất sữa trong năm 2019, theo các nhà phân tích nhận định.
Thời tiết khô nóng khiến các đồng cỏ bị thu hẹp tại Úc, trong khi hạn hán tại các khu vực bắc và tây Âu làm giảm sản lượng sữa. Cuộc đình công của các lái xe tải Brazil hồi đầu năm cũng làm giảm tăng trưởng nguồn cung sữa, trong khi chi phí TACN tăng đang bắt đầu gây tác động tiêu cực cho sản xuất sữa tại Argentina. Tăng trưởng sản lượng sữa của Mỹ tiếp tục hướng đến giảm xuống dưới mốc trung bình lịch sử.
Nước sản xuất sữa lớn duy nhất đi ngược lại xu hướng trên là New Zealand. Khởi đầu niên vụ sản xuất lớn đã xác lập xu hướng sản lượng sữa toàn cầu tăng trưởng chậm lại, theo các chuyên gia thị trường sữa thế giới.
Quy mô đàn bò sữa tại Úc, châu Âu và Mỹ suy giảm do các nhà sản xuất tỉa đàn để quản lý chi phí. Với ngoại lệ New Zealand, giá sữa hiện đang tăng tại tất cả các nước mà tăng trưởng sản xuất đã được kiểm tra, theo các nhà phân tích cho hay. “Giá sữa cổng trại tiếp tục tăng là cần thiết để giải quyết vấn đề chi phí đầu vào tăng và cải thiện tăng trưởng sản lượng sữa”.
Nhóm phân tích tại Rabobank dự báo nhập khẩu sữa của Trung Quốc sẽ tăng trong nửa cuối năm 2018, theo đó, họ cho rằng sẽ giúp hấp thụ tăng trưởng nguồn cung sữa từ New Zealand. “Mức độ phát triển cuộc chiến thương mại hiện nay và tác động lên tỷ giá lẫn thương mại có thể đóng vai trò lớn trong năm 2019 và các năm về sau. Rủi ro chính là đồng USD mạnh lên, làm giảm sức mua tại các khu vực nhập khẩu sữa chính”.
Tóm lại, nhóm phân tích Rabobank cho rằng nguồn cung sữa thế giới sẽ chỉ tăng nhẹ trong 12 tháng tới, chủ yếu do biên lợi nhuận thấp ở cấp trại nuôi và hiệu ứng lâu dài của tình hình thời tiết bất lợi. Họ dự báo thặng dư sữa khả dụng xuất khẩu sẽ giảm mạnh trong một thời gian tới, tạo động lực tăng giá ở khắp các phân khúc thị trường sữa.
Nguồn: Báo cáo triển vọng thị trường sữa quý 3/2018 của Rabobank
Sự chú ý dồn vào châu Âu
Hạn hán và nắng nóng đang phủ đen lên những tháng mùa hè tại bắc và tây Âu, làm giảm sinh trưởng sản xuất nông nghiệp, gây căng thẳng do nóng ở vật nuôi và dẫn tới hàm lượng béo trong sữa giảm. Tuy nhiên, tác động thời tiết khác biệt giữa các vùng khác nhau do sự khác biệt về thổ nhưỡng, nguồn cung nước cho thủy lợi và dự trữ cỏ khô, theo các nhà phân tích. Tăng trưởng đồng cỏ giảm mạnh dẫn tới sản lượng sữa Ai len giảm 3,1% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, Rabobank nhấn mạnh.
Tuy nhiên, dự trữ thức ăn khô từ năm ngoái dồi dào giúp giảm bớt khó khăn tại các nước sản xuất sữa lớn tại châu Âu. Đức và Pháp, các nước sản xuất sữa lớn nhất tại EU, có sản lượng sữa tháng 7 vừa qua tăng lần lượt 2,4% và 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của báo cáo quý 3/2018 từ Rabobank cho thấy. Mặc dù vậy, các nhà phân tích nhấn mạnh rằng sản lượng sữa tháng 8 tại các nước này suy giảm. Anh, Ba Lan và Ý đều ghi nhận tăng trưởng sản lượng sữa tích cực so với năm 2017.
Tại Hà Lan, sự kết hợp của quy định phốt phát, căng thẳng do nóng và hạn hán khiến sản lượng sữa của Hà Lan trong tháng 7 giảm 1,2% và trong tháng 8 giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2017. “Tại châu Âu, những tháng cuối năm 2018 và sang năm 2019, do các hiệu ứng dài hạn của đợt hạn hán hiện nay, chi phí thức ăn tăng và tỷ lệ tỉa đàn cao, làm hạn chế tăng trưởng sản lượng sữa. Tuy nhiên, giá thành sữa hàng hóa hiện nay sẽ san sẻ gánh nặng sang giá sữa bán ra thị trường, dẫn tới biên độ lợi nhuận diễn biến tích cực hơn trong những tháng cuối năm 2018”.
Các khu vực thị trường sữa |
|
EU
Tăng trưởng sản lượng sữa của EU tiếp tục xu hướng 17 tháng qua trong tháng 7/2018, bất chấp thời tiết khô, với tác động của thời tiết lên nguồn cung thức ăn sẽ rõ rệt kể từ quý 4/2018 trở đi. |
Trung Quốc
Tăng trưởng nhập khẩu sữa của Trung Quốc dự báo tiếp tục ở mức cao trong nửa cuối năm 2018, nhưng các bất ổn gây ra bởi cuộc chiến thương mại phủ bóng đen lên triển vọng năm 2019. |
Mỹ
Giá sữa quý 3/2018 cải thiện sau đợt giảm hồi đầu năm của giá sữa thương phẩm, do các đối tác thương mại chính triển khai các chính sách thuế trả đũa lên một số sản phẩm sữa. |
Nam Mỹ
Giá ngũ cốc nội địa cao đang tác động tới biên lợi nhuận của nông dân và sẽ làm giảm tăng trưởng sản xuất sữa. Đồng thời, nhu cầu nội địa còn yếu do suy thoái kinh tế của Argentina tiếp diễn và Brazil chờ đợi cuộc tổng bầu cử tháng 10. |
New Zealand
Thời tiết thuận lợi đang hỗ trợ sản xuất sữa từ đầu niên vụ 2018/19 tới nay. Nhưng các quy định mới về thức ăn có thể sẽ gây khó khăn cho sản xuất sữa trong các tháng cuối niên vụ. |
Úc
Thiếu thức ăn và cỏ khô gây khó khăn cho sản xuất sữa và thổi bay bất cứ cơ hội phục hồi ổn định nào trong sản xuất sữa niên vụ 2018/19. |
Nguồn: Rabobank - Xu hướng sản xuất sữa tại 7 nước sản xuất sữa lớn
Theo Feed Navigator
Bình luận