“Không ai thắng trong một cuộc chiến thương mại”, là câu nói kinh điển của các nhà kinh tế học. Các doanh nghiệp Đông Nam Á, trái lại, đang nỗ lực chứng minh quan điểm này rất sai.

Khu vực này đang bận rộn với những đơn hàng mới và hoạt động dịch chuyển sản xuất khi các doanh nghiệp xem xét lại hoạt động kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng. Khoảng 1/3 của hơn 430 công ty Mỹ tại Trung Quốc đã hoặc đang xem xét việc chuyển dịch các hoạt động sản xuất ra khỏi các nước này khi cuộc chiến leo thang, theo khảo sát của Bloomberg công bố ngày 13/9 do Amcham Trung Quốc và Amcham Thượng Hải tiến hành. Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu của các công ty này.

Độ mở kinh doanh

CÁc doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc đã chuyển hoạt động kinh doanh sang nước khác hoặc đang xem xét vấn đề, Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu.

Nguồn: Amcham Trung Quốc, Amcham Thượng Hải. Trong đó, tiểu lục địa Ấn Độ bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka. 64,6% trong hơn 430 doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết họ hông có kế hoạch di dời hoạt động sản xuất. Khảo sát tiến hành từ 29/8 – 5/9/2018.

Nhà sản xuất đồ nội thất là Tập đoàn Phú Tài là một trong những doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn tài chính như vậy. Nhà sản xuất đồ nội thất gia đình này cho các cửa hàng Wal-Mart tại Mỹ đang có kế hoạch tăng xuất khẩu 30% trong năm 2018 và 2019, theo phó tổng giám đốc Nguyễn Sỹ Hòe tuyên bố. Côn gty sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD để mở rộng hai nhà máy tại tỉnh Bình Định và nâng cấp các dây chuyền sản xuất tại 2 nhà máy khác tại tỉnh Đồng Nai. “Chúng tôi coi đây là cơ hội lớn để tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ bởi chúng tôi đang có thêm nhiều đơn hàng từ thị trường này”, ông Hòe trả lời phỏng vấn qua điện thoại vào ngày 4/9. “Xét đến cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đang chuyển sang nguồn cung từ Việt Nam”.

10 nền kinh tế thuộc khối ASEAN là một thỏi nam châm tự nhiên cho nhiều nhà máy mới nhờ chi phí sản xuất thấp và các nhà máy sản xuất hoạt động trơn tru, tăng trưởng vững chắc với 5 nền kinh tế lớn nhất duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 5,3% và vị trí cải thiện trong bảng xếp hàng môi trường kinh doanh – chưa xét đến vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc.

Hội đồng Phát triển Thương mại Hong Kong xác nhận ảnh hưởng của Đông Nam Á. Nicholas Kwan, giám đốc nghiên cứu về thể chế hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, gọi Đông Nam Á “là một quyền lực kinh tế” và chỉ ra cho các doanh nghiệp Hong Kong rằng đây là khu vực an toàn giữa căng thẳng thương mại leo thang trong cuộc họp báo hồi đầu tuần.

Các chỉ số đo lường cảm nghĩ nhà sản xuất trên toàn thế giới cho thấy tác động tiêu cực của chính sách thuế Mỹ áp đặt lên gói hàng hóa trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc và Trung Quốc áp thuế gói hàng hóa trị giá tương đương từ Mỹ. Với việc áp thuế thêm lên gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc của Mỹ gần đây và việc Trung Quốc thông báo trả đũa lên gói hàng hóa trị giá 60 tỷ USD từ Mỹ, khu vực Đông Nam Á vốn phụ thuộc xuất khẩu có thể phải đối mặt với rủi ro thương mại thế giới suy thoái. Nhưng không giống nhiều nền kinh tế phát triển khác, các cơ sở sản xuất tại đây đứng vững nhờ các công ty dịch chuyển hoạt động đặt hàng sang Đông Nam Á để tránh thuế.

Ông Nguyễn Thanh Phương, giám đốc điều hành Kangaroo Group, một nhà sản xuất thiết bị dân dụng, dự báo doanh thu xuất khẩu sang Mỹ tăng 10% trong nửa cuối năm 2018. Công ty ông đã nhận được những đơn hàng từ các khách hàng Mỹ vốn thường mua hàng từ các nhà sản xuất Trung Quốc, ông Phương cho biết trong cuộc phỏng vấn tại Hà Nội: “Chính sách thuế mới của Mỹ giúp các sản phẩm của chúng tôi trở nên cạnh tranh hơn so với hàng hóa Trung Quốc”.

Koratak Weeradaecha, giám đốc tài chính của Star Microelectronics Thailand, cũng nhấn mạnh các biến động về đơn hàng có liên quan đến căng thẳng thương mại giữa hai nước – đầu tiên là vấn đề trì hoãn khi có các điều chỉnh thuế diễn ra, theo phỏng vấn ngày 24/8. Các đơn hàng hiện tăng ít nhất 15% so với năm 2017 và “chúng tôi dự báo xu hướng này sẽ rõ ràng hơn vào cuối năm. Các đơn hàng đến từ các công ty đã chuyển hoạt động sản xuất của họ tới đây, giúp thúc đẩy chuỗi cung ứng tại Thái Lan”, ông Koratak cho biết. “Và chúng tôi cho rằng sẽ ngày càng nhiều công ty nghĩ đến phương án dịch chuyển cơ sở sản xuất sang các nước láng giềng khi ở lại Trung Quốc thì quá rủi ro”.

Các nhà sản xuất điện tử không phải là lĩnh vực duy nhất nhận được cú hích tương tự tại Thái Lan. Malayan Banking Bhd. cho biết xe hơi, thủy sản, cao su và du lịch đều hưởng lợi khi hàng hóa Trung Quốc trở nên ít hấp dẫn hơn. Chính phủ Thái Lan cũng cho rằng ngành thủy sản sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc khi các hàng hóa thủy sản nằm trong danh sách áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc, theo Pimchanok Vonkorpon, lãnh đạo văn phòng chính sách và chiến lược thương mại thuộc Bộ Thương mại Thái Lan. “Cá ngừ đóng hộp có thể là ngành hưởng lợi lớn”, bà cho biết thêm.

Thái Lan chiếm đến khoảng 21% thị phần nhập khẩu trái cây của Trung Quốc nên sẽ hưởng lợi khi các đối thủ cạnh tranh Mỹ chỉ chiếm thị phần gần 8%. Xét về khả năng cung ứng các hàng hóa thay thế, Thái Lan là một trong số những nơi tốt nhất thế giới để tìm kiếm cơ hội giữa sự hỗn loạn này, theo báo cáo tháng 7 của Krungsri Securities. Trong khi các công ty vẫn còn lưỡng lự hành động do lo ngại có thể chuyển dịch sản xuất quá sớm, nhiều khu vực tại Thái Lan nổi lên trở thành các địa điểm đặt nhà máy sản xuất tiềm năng, theo lãnh đạo văn phòng kinh tế công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan Nattapol Rangsitpol phát biểu trước báo giới ngày 28/8.

Câu chuyện tương tự tại Malaysia. “Chúng tôi nhận được quá nhiều đơn hàng nên vấn đề lớn nhất của chúng tôi là làm sao tăng công suất sản xuất”, bao gồm các đơn hàng điện tử, thép, và ô tô từ cả Trung Quốc lẫn Mỹ, theo Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng cho biết ngày 13/9 tại Hong Kong. “Một khi đã tới thì rất khó để đẩy ra các đơn hàng này”.

Malaysia cũng nhìn nhận những lợi ích đến từ cả vị thế điểm trung chuyển hàng hóa lẫn là một nước trung lập mà các công ty Mỹ và Trung Quốc đều quan tâm đầu tư. Tỷ phú Malaysia Robert Kuok của Kerry Logistics Network Ltd  nhận thấy hàng loạt cơ hội khi các công ty dịch chuyển các trung tâm phân phối từ Trung Quốc đại lục sang các khu vực như Hong Kong và Đài Loan và một số khu vực tại Đông Nam Á, theo chủ tịch công ty George Yeo. “Họ đang cân nhắc về nhà máy tiép theo và ít có khả năng lựa chọn đặt tại Trung Quốc”, theo Yeo, mọt cựu bộ trưởng thương mại và ngoại thương tại Singapore cho biết. Ông thừa nhận một số doanh nghiệp đã lên kế hoạch dịch chuyển hoạt động kinh doanh sang các khu vực có chi phí thấp hơn, ngoài Trung Quốc, từ trước cuộc chiến thương mại.

Sự phức tạp của việc tính toán lợi ích tổng thế cho một ngành kinh tế là rất rõ ràng tai Malaysia: thắng ở một số lĩnh vực nhưng cũng bại ở một số hoạt động sản xuất phụ thuộc nặng nề vào thị trường Trung Quốc. Hiện nay, Đông Nam Á đang định hình là một khu vực có tiềm năng hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam có “nhiều cơ hội hơn thách thức”, trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, theo thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn Bloomberg ngày 10/9. Thủ tướng cho rằng cuộc chiến thương mại này sẽ giúp thúc đẩy Việt Nam theo hướng tăng cường các quan hệ thương mại và châm ngòi cho những cải cách trong nước để duy trì tốc độ tăng trưởng giữa bối cảnh hỗn loạn hiện nay.

Theo Bloomberg
Admin

Ngành gỗ Việt Nam nỗ lực đáp ứng nhu cầu gỗ bền vững

Bài trước

Google ký thỏa thuận mua tín dụng loại bỏ carbon từ các trang trại ở Ấn Độ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư