Thương vụ khủng của ngành cá hồi Chile. Sự chuyển dịch của Thai Union sang Indonesia. Nhập khẩu tôm của Mỹ giảm. Trung Quốc áp thuế 25% đối với bột cá Mỹ nhập khẩu. Giá cá hồi tại Trung Quốc giảm. Giá cá ngừ sọc vằn tại Bangkok bật tăng.

Thương vụ khủng của ngành cá hồi Chile

Nếu được các nhà chức trách Chile phê duyệt, thương vụ thâu tóm nhà sản xuất, nuôi cá lớn nhất Chile của Agrosuper sẽ tạo ra nhà sản xuất cá hồi nuôi lớn thứ 2 thế giới, vơi sản ượng hơn 200.000 tấn hàng năm, vượt qua các công ty của Na Uy là Cermaq Group và SalMar, có sản lượng lần lượt là 123.000 tấn và 135.200 tấn trong năm 2017, theo công bố của Marine Harvest's 2018 Industry Handbook.

Agrosuper, vốn là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thịt gà, thịt lợn và thịt gà tây, đồng thời sở hữu trang trại nuôi cá hồi Los Fiordos,  đã đồng ý mua lại cổ phần của AquaChile từ các cổ đông chính của công ty, theo thông báo ngày 6/8. Đồng thời, Agrosuper cũng công bố chào mua công khai 100% cổ phần của AquaChile. Trong vài năm gần đây, mặc dù cá hồi chỉ chiếm tỷ trọng doanh thu nhỏ nhưng lại là phân khúc sản phẩm mang lại lợi nhuận cao, là nguyên nhân khiến Agrosuper theo đuổi thương vụ thâu tóm AquaChile.

Thai Union dịch chuyển sang ngành tôm Indonesia

Thai Union đang tích cực triển khai dự án thành lập một công ty TACN mới tại Indonesia để cung ứng thức ăn cho nông dân nuôi tôm tại nước này, theo một văn bản công bố trên thị trường chứng khoán của công ty cho hay.

Thai Union hiện đang đầu tư 1,87 triệu USD vào 65% cổ phần tại PT Thai Union Kharisma Lestari (PTUKL), thông qua Thai Union Feedmill. Thai Union kỳ vogj sẽ sử dụng liên doanh này để tăng doanh thu thức ăn thủy sản tại Indonesia, đồng thời dành lợi thế trên các thị trường Mỹ và châu Âu, có thể là một tín hiệu cho động thái chuyển dịch tiếp theo vào ngành chế biến tôm tại Indonesia trong tương lai.

Lợi thế đầu tư vào Indonesia sẽ là quyền tiếp cận thị trường Indonesia theo Cơ chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP), theo công bố thông tin thị trường chứng khoán của Thai Union cho hay, đồng thời cho biết thêm khoản đầu tư này sẽ vượt ra khỏi phạm vi cho sản xuất kinh doanh TACN. Thái Lan đã mất quyền tiếp cận thuế GSP vài năm trước, trực tiếp làm giảm xuất khẩu sang thị trường này.

Nhập khẩu tôm của Mỹ suy giảm

Trong khi đó, nhập khẩu tôm của thị trường Mỹ - thị trường tôm lớn nhất thế giới – giảm sút. Tồn kho tôm cao tại Mỹ tiếp tục tác động tiêu cực tới nhập khẩu, dẫn đến tháng thứ hai suy giảm nhập khẩu liên tiếp, sau 14 tháng tăng trưởng liên tiếp, theo số liệu mơi snhất của NOAA.

Tháng 6/2018, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 49.400 tấn, giảm 8% so với mức 53.455 tấn trong cùng kỳ năm 2017. Giá trị nhập khẩu tôm tháng 6/2018 đạt 434,4 triệu USD, tức 8,79 USD/kg, so với mức 513,6 triệu USD trong cùng kỳ năm 2017, tương đương giá trung bình 9,61 USD/tấn, cho thấy vấn đề dư cung tiếp tục tác động tiêu cực lên giá tôm trong những tháng đầu mùa hè tại Mỹ. Đáng chú ý là giá tôm nhập khẩu trung bình trong tháng 5/2018 là 8,95 USD/kg.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 303.325 tấn, tăng 6% so với mức 286.707 tấn trong cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, một diễn biến đáng chú ý khác là nhập khẩu tôm tháng 6/2018 của Mỹ thấp hơn so với tháng 5/2018 (50.674 tấn). Trong những năm gần đây, tháng 6 là tháng đánh dấu thời điểm nhập khẩu tôm của Mỹ bắt đầu tăng nhưng quy luật này không diễn ra trong năm 2018.

Trung Quốc áp thuế 25% lên nhập khẩu bột cá Mỹ

Trung Quốc sẽ áp thuế 25% lên nhập khẩu bột cá Mỹ, trong một động thái trả đũa của nước này sau khi Mỹ thông báo sẽ chính thức áp thuế lên gói hàng hóa Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD, có hiệu lực vào ngày 23/8.

Năm 2017, xuất khẩu bột cá Mỹ sang Trung Quốc (mã HS 230120) sang Trung Quốc trị giá 87 triệu USD, đưa Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ đối với loại nguyên liệu sử dụng làm TACN chăn nuôi và thủy sản này. Tuy nhiên, hải quan Trung Quốc báo cáo con số nhập khẩu bột cá Mỹ năm 2017 cao hơn nhiều, trị giá 160 triệu USD. Theo ITC dẫn số liệu do Mỹ cung cấp, lượng xuất khẩu bột cá Mỹ sang Trung Quốc là 61.248 tấn; trong khi dữ liệu hải quan Trung Quốc công bố là 102.731 tấn bột cá Mỹ.

Giá cá hồi tại Trung Quốc giảm

Giá cá hồi Đại Tây Dương tươi, nguyên con loại 6 – 7kg/con từ Na Uy chào bán tại chợ bán buôn lớn nhất của Quảng Châu giảm xuống mức thấp chỉ còn 74 NDT/kg (10,81 USD/kg), theo thông tin trong ấn phẩm thủy sản Trung Quốc Fish First, dẫn tin từ những người bán địa phương. Đầu tháng 4/2018, cá hồi tươi từ tất cả các nước cung cấp đều có giá không dưới 110 NDT/kg tại Quảng Châu và Thượng Hải, giá cá hồi loại 6 – 8 kg/con lên tới 116 NDT/kg. Một nhà nhập khẩu lớn cho rằng mức giảm giá này khiến thị trường ngạc nhiên.

Giá cá hồi giảm sau một giai đoạn biến động giá trên thị trường Trung Quốc khi nguồn cung cá hồi cho thị trường này gặp vấn đề bởi các đợt triệt phá buôn lậu cá hồi lớn từ Việt Nam sang Trung Quốc từ cuối tháng 3 đến tháng 4/2018. Tháng 5/2018, một nhà quản lý doanh nghiệp thủy sản Chile cho hay họ vừa chốt các thỏa thuận cá hồi Chile loại 6-7 kg/con ở mức giá 11 – 11,5 USD/kg cho khách hàng Trung Quốc và cho biết đây là mưc giá cao kỷ lục. Tuy nhiên, các nguồn tin gần dây cho hay giá bán buôn sau đó đã giảm, nghĩa là các nhà bán buôn hiện đang có tồn kho hàng giá cao. Giá cá hồi cỡ nhỏ hơn giảm mạnh nhất; ngược lại, giá cá hồi Na Uy loại 7-8 kg/con từ Marine Harvest vẫn chào bán ở mức giá cao 89 NDT/kg tại thị trường Bắc Kinh.

Giá cá ngừ sọc vằn tại Thái Lan phục hồi

Trong khi đó, tại Bangkok, Thái Lan, giá cá ngừ sọc vằn đang trên đà tăng. Giá cá ngừ sọc vằn vận chuyển tới Bangkok trong tháng 8/2018 đang tăng trở lại sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm vào tháng 7/2018. “Giá cá ngừ sọc vằn thấp nhất ghi nhận ở mức khoảng 1.210 USD/tấn”, một thương nhân tại Mỹ cho hay.

Tuy nhiên, những thông tin về khả năng thiếu hụt nguồn cá nguyên liệu đã đảo ngược tình hình giá và hiện giá cá ngừ sọc vằn đang hướng tới mốc 1.350 – 1.400 USD/tấn. Tháng 7/2018, giá cá ngừ sọc vằn nguyên liệu chốt ở mức 1.300 USD/tấn, theo thông tin từ Thai Union trong bao cáo quý công bố ngày 6/8 vừa qua. Trong quý 2/2018, giá cá ngừ sọc vằn trung bình đạt 1.667 USD/tấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2017 nhưng tăng 5,7% so với quý 1/2018, theo Thai Union cho hay.

Theo Undercurrent News
Admin

Báo cáo lần thứ 2 của FAO Globefish năm 2024 – Thị trường bột cá và dầu cá: Nguồn cung khan hiếm sắp được giải tỏa nhờ hạn ngạch khai thác cao của Peru

Bài trước

Nhu cầu bột cá và dầu cá tiếp tục giảm trên toàn cầu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt