Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ tác động mạnh lên nhập khẩu đậu tương Trung Quốc và ảnh hưởng lên giá bột đậu tương. Chi phí sản xuất TACN nội địa sẽ tăng trong ngắn hạn, có thể tạo ra những cơ hội cho nguyên liệu thay thế bột đậu tương và các ứng dụng công nghệ công thức thức ăn hàm lượng protein thấp.

Ngày 6/7/2018, sau vài vòng thảo luận thương mại song phương, Mỹ áp thuế 25% lên các sản phẩm Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD. Trong động thái trả đũa, Trung Quốc cũng thông báo mức thuế 25% lên hàng loạt nông sản Mỹ, bao gồm ngô, đậu tương, hạt kê và đại mạch.

Đối với ngành đầu vào nông nghiệp, tác động ngắn hạn sẽ sớm cảm nhận thây trên thị trường nguyên liệu thô TACN, đặc biệt là thị trường bột đậu tương. Chính sách thuế của Trung Quốc sẽ làm giảm nhập khẩu đậu tương Mỹ và khiến giá đậu tương Brazil tăng. Ngoài ra, đồng NDT giảm giá mạnh cũng làm tăng chi phí nhập khẩu. Kết quả của các chính sách này là chi phsi đậu tương tăng. Ngày 15/6, ngày các chính sách thuế được thông báo, giá bột đậu tương nội địa Trung Quốc trung bình tăng thêm 250 NDT/tấn, đạt mức cao 3.000 NDT/tấn.

Nguồn cung bột đậu tương trong quý 3/2018 sẽ đủ, theo dữ liệu công bố chính thức hiện nay. Trong nửa đầu năm 2018, tiêu dùng bột đậu tương làm TACN nội địa tại Trung Quốc giảm nhẹ và thấp hơn mức dự báo. Dữ liệu Boyar cho thấy trong nửa đầu năm 2018, tiêu dùng bột đậu tương làm TACN nội địa đạt khoảng 3 triệu tấn, giảm 0,49% so với cùng kỳ năm 2017, đặt biệt là thức ăn cho lợn. Trong ngành chăn nuôi lợn năm 2018, lợi nhuận tồi tệ và quy mô đàn lợn sống có thể sẽ giảm trong vài tháng tới, làm hạn chế nhu cầu bột đậu tương. Mức tồn kho hiện tại của các nhà sản xuất TACN đủ để sản xuất lượng TACN cần thiết và sẽ kéo dài được hơn 30 ngày. Ngoài ra, theo lịch vận chuyển hàng, mức nhập khẩu đậu tương trung bình trong tháng 6 và tháng 7 sẽ đạt hơn 9 triệu tấn/tháng.

Tiêu dùng bột đậu tương của Trung Quốc giảm nhẹ trong nửa đầu năm 2018, 2015-18

Boyar 2018

Thâm hụt cung – cầu sẽ tăng mạnh trong quý 4 và chính phủ Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm các nguồn đậu tương mới để ổn định thị trường. Ngày 26/6, chính phủ thông báo sẽ xóa bỏ mức thuế 3% nhập khẩu đậu tương từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Bangladesh, Lào và Sri Lanka từ ngày 1/7. Đồng thời, Trung Quốc đang xem xét giảm thuế nhập khẩu bột đậu tương Ấn Độ. Nhưng nhập khẩu đậu tương từ các nước này chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu cực lớn của thị trường Trung Quốc.

Nhập khẩu đậu tương Mỹ chiếm khoảng 35% tổng nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc, 2017

China Customs 2018

Do áp lực chi phí, cac nhà sản xuất TACN có thể giảm tỷ trọng bột đậu tương trong TACN và tăng sử dụng các nguyên liệu thay thế, như bột hạt cải. Tuy nhiên, khi giá bột đậu tương tăng và tồn kho nguyên liệu thay thế giảm, giá các nguyên liệu thay thế cũng sẽ tăng. Trong một kịch bản tích cực, diễn biến này sẽ gián tiếp thúc đẩy ứng dụng công nghệ công thức thức ăn chăn nuôi hàm lượng protein thấp bằng cách giảm hàm lượng bột đậu tương và cải thiện hàm lượng amino acid.

Giá bột đậu tương và nguyên liệu thay thế có xu hướng tăng, 2017 – 18

Boyar 2018

Chính phủ Trung Quốc cũng nhận ra quỹ đạo này và đang tìm cách cải thiện năng suất sản xuất đậu tương nội địa. Trợ cấp sản xuất đậu tương nội địa tăng lên, hiện ở mức hơn 200 NDT/mu đối với người trồng đậu tương tại Hắc Long Giang. Theo Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn, diện tích sản xuất đậu tương của Trung Quốc sẽ tăng lên 8,47 triệu ha trong năm 2018 và sản lượng đạt 15,8 triệu tấn.

Diện tích sản xuất đậu tương Trung Quốc tăng mạnh từ năm 2016, 1997 – 2018e

National Bureau of Statistics of China, Rabobank 2018

Rabobank
Admin

Rabobank: Nông dân sản xuất sữa nên thận trọng trong thay đổi công thức TACN để giảm chi phí

Bài trước

Tin vắn ngành protein động vật ngày 9/8

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc